Có 1 kết quả:
bão phác
Từ điển trích dẫn
1. Tỉ dụ ôm trong lòng tài năng mà không được dùng. § Tương truyền “Biện Hòa” 卞和, người nước Sở, tìm được viên đá có ngọc, đem dâng vua Lệ Vương. Vua nghe lời thợ ngọc nói chỉ là đá, sai chặt chân trái của Biện Hòa. Vũ Vương nối ngôi, Hòa lại đem dâng viên đá chứa ngọc ấy. Vua sai thợ xem, bảo là đá chứ không phải ngọc. Vua cho Hòa nói dối, sai chặt nốt chân phải. Văn Vương lên ngôi, Hòa lại ôm hòn ngọc khóc ở núi Kinh Sơn ba ngày ba đêm chảy cả máu mắt. Vua sai người đến hỏi, Biện Hòa thưa: Tôi khóc vì thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối. Vua bèn cho người xem kĩ lại, thì quả nhiên là ngọc quý, mới gọi tên là ngọc bích họ Hòa: “Hòa thị chi bích” 和氏之璧.
2. Giữ sự mộc mạc đơn sơ, không nhận tước lộc làm mê muội. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Phù ngọc sanh ư san, chế tắc phá yên, phi phất bảo quý hĩ. Nhiên thái phác bất hoàn” 夫玉生於山, 制則破焉, 非弗寶貴矣. 然太璞不完 (Tề sách tứ 齊策四, Nhan Xúc thuyết Tề vương 顏斶說齊王) Ngọc sinh ở núi, đem nó đẽo gọt thì sẽ hỏng. Không phải là nó không quý. Nhưng không còn được vẹn cái mộc mạc tự nhiên của nó nữa.
2. Giữ sự mộc mạc đơn sơ, không nhận tước lộc làm mê muội. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Phù ngọc sanh ư san, chế tắc phá yên, phi phất bảo quý hĩ. Nhiên thái phác bất hoàn” 夫玉生於山, 制則破焉, 非弗寶貴矣. 然太璞不完 (Tề sách tứ 齊策四, Nhan Xúc thuyết Tề vương 顏斶說齊王) Ngọc sinh ở núi, đem nó đẽo gọt thì sẽ hỏng. Không phải là nó không quý. Nhưng không còn được vẹn cái mộc mạc tự nhiên của nó nữa.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Giữ sự mộc mạc đơn sơ, không trau chuốt.
Bình luận 0