Có 1 kết quả:

phất
Âm Hán Việt: phất
Tổng nét: 5
Bộ: cung 弓 (+2 nét)
Lục thư: tượng hình
Nét bút: フ一フノ丨
Thương Hiệt: LLN (中中弓)
Unicode: U+5F17
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Quan thoại: ㄈㄨˊ
Âm Nôm: phất
Âm Nhật (onyomi): フツ (futsu), ホチ (hochi)
Âm Nhật (kunyomi): どる (doru), ず (zu)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: fat1

Tự hình 5

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

phất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chẳng
2. trừ đi

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chẳng. ◎Như: “phi nghĩa phất vi” không phải nghĩa chẳng làm. ◇Sử Kí : “Trường An chư công mạc phất xưng chi” (Vũ An Hầu truyện ) Các nhân sĩ ở Trường An không ai là không khen ngợi ông.
2. (Động) Trừ khử tai họa cầu phúc. § Cũng như “phất” . ◇Thi Kinh : “Sanh dân như hà, Khắc nhân khắc tự, Dĩ phất vô tử” , , (Đại nhã , Sanh dân ) Sinh ra người ấy như thế nào, Cúng tế hết lòng, Để trừ cái nạn không có con.

Từ điển Thiều Chửu

① Chẳng, như phi nghĩa phất vi chẳng phải nghĩa chẳng làm.
② Trừ đi.
③ Một nguyên chất trong hoá học, dịch âm chữ Flourine.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Không (= + ): Cho nhà của người anh là nhà phi nghĩa mà không ở (Luận hoành);
② Không, chẳng (dùng như , bộ ): Các nhân sĩ ở Trường An không ai là không khen ngợi ông ta (Sử kí); Võ đế không tin điều đó (Nam sử);
③ Trừ đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chẳng. Đừng. Không được.

Từ ghép 1