Có 1 kết quả:

tắc
Âm Hán Việt: tắc
Tổng nét: 15
Bộ: hoà 禾 (+10 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: ノ一丨ノ丶丨フ一丨一ノ丶ノフ丶
Thương Hiệt: HDWCE (竹木田金水)
Unicode: U+7A37
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: trung bình

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄐㄧˋ, ㄗㄜˋ
Âm Nôm: tắc
Âm Nhật (onyomi): ショク (shoku)
Âm Nhật (kunyomi): きび (kibi)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: zik1

Tự hình 3

Dị thể 9

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

tắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa tắc (giống lúa quý nhất)
2. thần lúa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Lúa tễ, còn gọi là “tiểu mễ” 小米. (2) Lúa nếp có hai loại, loại có nhựa dính gọi là “thử” 黍, loại không dính gọi là “tắc” 稷. (3) Cao lương.
2. (Danh) Thần lúa. § Ngày xưa cho rằng lúa “tắc” quý nhất trong trăm giống lúa, cho nên gọi thần lúa là “tắc”. ◎Như: “xã tắc” 社稷, “xã” là thần đất, “tắc” là thần lúa. § Sau “xã tắc” 社稷 phiếm chỉ quốc gia.
3. (Danh) Chức quan coi về việc làm ruộng.
4. (Danh) Họ “Tắc”.
5. (Tính) Nhanh, mau. ◇Thi Kinh 詩經: “Kí tề kí tắc, Kí khuông kí sắc” 既齊既稷, 既匡既敕 (Tiểu nhã 小雅, Sở tì 楚茨) (Người) đã tề chỉnh, đã nhanh nhẹn, Đã ngay thẳng, đã thận trọng trong việc cúng tế.
6. (Động) Xế, xế bóng (mặt trời). § Thông “trắc” 昃.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa tắc, thứ lúa cao, cây dài đến hơn một trượng, là một giống lúa chín sớm nhất, ngày xưa cho là thứ lúa quý nhất trong trăm giống lúa, cho nên chức quan coi về việc làm ruộng gọi là tắc. Thần lúa cũng gọi là tắc. Như xã tắc 社稷, xã là thần đất, tắc là thần lúa.
② Nhanh, mau.
③ Xế, xế bóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạt kê;
② Xã tắc: 山河社稷 Sơn hà xã tắc;
③ (văn) Chức quan coi việc làm ruộng;
④ (văn) Nhanh, mau;
⑤ (văn) Xế, xế bóng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hột kê, một loại trong ngũ cốc. Cũng thường gọi là lúa Tắc — Vị thần lúa — Mau lẹ. Như chữ Tắc 畟 — Tên người, tức Trần Ích Tắc, con Trần Thái Tông, năm 1285 hàng nhà Nguyên rồi sang Tàu ở, tác phẩm có Củng cực lạc ngâm tập.

Từ ghép 3