Có 1 kết quả:

lặc
Âm Hán Việt: lặc
Tổng nét: 6
Bộ: nhục 肉 (+2 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノフ一一フノ
Thương Hiệt: BKS (月大尸)
Unicode: U+808B
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: trung bình

Âm đọc khác

Âm Pinyin: jīn ㄐㄧㄣ, ㄌㄜ, ㄌㄜˋ, lèi ㄌㄟˋ
Âm Nôm: lặc
Âm Nhật (onyomi): ロク (roku)
Âm Nhật (kunyomi): あばら (abara)
Âm Hàn: ,
Âm Quảng Đông: laak6, lak6

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

lặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xương sườn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương sườn. § Mỗi sườn có 6 cái xương, hai bên có 12 cái xương, hai cái dưới cùng mềm nhũn không dính với xương ngực gọi là “phù lặc cốt” 浮肋骨 xương sườn cụt.
2. § Ghi chú: Sự gì không có giá trị lắm, hoặc không có ý vị sâu xa, gọi là “kê lặc” 雞肋 xương sườn gà (ăn không ngon lắm mà bỏ thì tiếc). Cũng viết là 鷄肋. Theo điển tích: Khi thấy đánh Hán Trung không được, Tào Tháo (155-220) ra lệnh “kê lặc” 雞肋 (xương sườn gà) cho quân chuẩn bị rút về. Thâm ý của Tào Tháo là, Hán Trung cũng như cái xương sườn gà, bỏ thì tiếc, mà ăn cũng không có gì ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Xương sườn. Mỗi sườn có 6 cái xương, hai bên có 12 cái xương, hai cái dưới cùng mềm nhũn không dính với xương ngực gọi là phù lặc cốt 浮肋骨 xương sườn cụt.
② Sự gì không có ý vị gì sâu xa gọi là kê lặc 雞肋 gân gà. Cũng viết là 鷄肋. Kê lặc công danh 雞肋工名 chữ của Tào Tháo 曹操 (155-220) ra lệnh khi đánh Hán Trung không được.

Từ điển Trần Văn Chánh

【肋脦】lặc thắc [lete] (đph) (Áo quần) lụng thụng. Xem 肋 [lèi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Sườn: 兩肋 Hai bên sườn; 左肋 Sườn bên trái. Xem 肋 [le].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái sườn. Mạng sườn.

Từ ghép 1