Có 6 kết quả:

玹 hiền痃 hiền礥 hiền賢 hiền贒 hiền贤 hiền

1/6

hiền [huyền]

U+73B9, tổng 9 nét, bộ ngọc 玉 (+5 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

họ Hiền

Tự hình 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hiền [huyền]

U+75C3, tổng 10 nét, bộ nạch 疒 (+5 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

hạch ở bẹn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Hoành hiền” bệnh có hạch sưng nóng ở bẹn (biến chứng của bệnh hạ cam ). § cũng đọc là “huyền”.

Từ điển Thiều Chửu

① Hạch ở bẹn. Cũng đọc là huyền.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hiền

U+7925, tổng 20 nét, bộ thạch 石 (+15 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn. Trở ngại.

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

hiền [hiện]

U+8CE2, tổng 15 nét, bộ bối 貝 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

người có đức hạnh, tài năng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người có đức hạnh, tài năng. ◎Như: “tuyển hiền dữ năng” đề cử người tài năng đức hạnh.
2. (Tính) Tốt lành, có tài đức. ◎Như: “hiền thê lương mẫu” vợ lành mẹ tốt, “hiền thần” bề tôi tài đức.
3. (Tính) Dùng để kính xưng người ngang hàng hoặc thấp hơn mình. ◎Như: “hiền đệ” (em), “hiền thê” (vợ).
4. (Tính) Nhọc nhằn.
5. (Động) Tôn sùng, coi trọng. ◇Lễ Kí : “Quân tử hiền kì hiền nhi thân kì thân” (Đại Học ) Bậc quân tử tôn trọng người tài đức và thân yêu người thân của mình.
6. (Động) Vượt hơn, thắng, hơn. ◎Như: “bỉ hiền ư ngô viễn hĩ” họ vượt hơn ta nhiều lắm vậy. ◇Hàn Dũ : “Sư bất tất hiền ư đệ tử” (Sư thuyết ) Thầy không hẳn phải vượt hơn học trò.
7. (Đại) Tiếng kính xưng (ngôi thứ hai): ông, ngài. § Cũng như “công” , “quân” . ◇Ngô Tiềm : “Tự cổ kỉ phiên thành dữ bại, tòng lai bách chủng xú hòa nghiên. Tế toán bất do hiền” , . (Vọng Giang Nam , Gia san hảo từ ) Từ xưa mấy phen thành với bại, từ nay trăm thứ xấu và đẹp. Tính kĩ chẳng phải vì ông.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiền, đức hạnh tài năng hơn người gọi là hiền.
② Thân yêu, như hiền hiền dịch sắc (Luận ngữ ) đổi lòng yêu sắc đẹp mà thân yêu người hiền.
③ Hơn, như bỉ hiền ư ngô viễn hĩ họ hiền hơn ta nhiều lắm vậy.
④ Tốt hơn.
⑤ Nhọc nhằn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Người) tài đức, (người) hiền đức, đức hạnh: Thánh hiền; Dùng người phải chọn kẻ tài đức;
② (cũ) Tôn xưng người bằng vai hoặc bậc dưới: Hiền đệ, Hiền thê, vợ hiền;
③ (văn) Ca ngợi, tán tụng;
④ (văn) Tốt hơn;
⑤ (văn) Nhọc nhằn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất tài giỏi — Có tài năng và đức độ — Tốt đẹp — Không phải là hiền lành theo nghĩa Việt Nam — Tên người tức Nguyễn Thượng Hiền, danh sĩ triều Nguyễn, hiệu là Mai sơn, người xã Liên bạt phủ Ứng hoà tỉnh Hà đông Bắc phần Việt Nam đậu Hoàng Giáp năm 1892, Thành Thái thứ 4, giữ chức Biên tu Sử quán ít lâu rồi cáo quan. Tác phẩm chữ Hán có Nam chi tập.

Tự hình 4

Dị thể 5

Từ ghép 29

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hiền

U+8D12, tổng 21 nét, bộ bối 貝 (+14 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

người có đức hạnh, tài năng

Từ điển trích dẫn

1. § Dạng viết cổ của chữ “hiền” .

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ hiền cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

hiền

U+8D24, tổng 8 nét, bộ bối 貝 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

người có đức hạnh, tài năng

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Người) tài đức, (người) hiền đức, đức hạnh: Thánh hiền; Dùng người phải chọn kẻ tài đức;
② (cũ) Tôn xưng người bằng vai hoặc bậc dưới: Hiền đệ, Hiền thê, vợ hiền;
③ (văn) Ca ngợi, tán tụng;
④ (văn) Tốt hơn;
⑤ (văn) Nhọc nhằn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Bình luận 0