Có 1 kết quả:

定 định

1/1

định [đính]

U+5B9A, tổng 8 nét, bộ miên 宀 (+5 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. định
2. yên lặng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đã đúng, không sửa đổi nữa. ◎Như: “định nghĩa” 定義 nghĩa đúng như thế, “định luật” 定律 luật không sửa đổi nữa, “định cục” 定局 cuộc diện đã thành hình, đã ngả ngũ xong xuôi.
2. (Tính) Không dời đổi, bất động. ◎Như: “định sản” 定產 bất động sản.
3. (Tính) Đã liệu, đã tính trước, đã quy định. ◎Như: “định lượng” 定量 số lượng theo tiêu chuẩn, “định thì” 定時 giờ đã quy định, “định kì” 定期 kì đã hẹn.
4. (Động) Làm thành cố định. ◎Như: “định ảnh” 定影 dùng thuốc làm cho hình chụp in dấu hẳn lại trên phim hoặc giấy ảnh.
5. (Động) Làm cho yên ổn. ◎Như: “bình định” 平定 dẹp yên, “an bang định quốc” 安邦定國 làm cho quốc gia yên ổn, “hôn định thần tỉnh” 昏定晨省 tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi (săn sóc cha mẹ). ◇Nguyễn Du 阮攸: “Đình vân xứ xứ tăng miên định” 停雲處處僧眠定 (Vọng quan âm miếu 望觀音廟) Mây ngưng chốn chốn sư ngủ yên.
6. (Động) Làm cho chắc chắn, không thay đổi nữa. ◎Như: “quyết định” 決定 quyết chắc, “phủ định” 否定 phủ nhận, “tài định” 裁定 phán đoán.
7. (Động) Ước định, giao ước. ◎Như: “thương định” 商定 bàn định, “văn định” 文定 trai gái kết hôn (cũng nói là “hạ định” 下定).
8. (Phó) Cuối cùng, rốt cuộc (biểu thị nghi vấn). ◇Lí Bạch 李白: “Cử thế vị kiến chi, Kì danh định thùy truyền?” 舉世未見之, 其名定誰傳 (Đáp tộc điệt tăng 答族姪僧) Khắp đời chưa thấy, Thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền?
9. (Phó) Tất nhiên, hẳn là, chắc chắn. ◎Như: “định năng thành công” 定能成功 tất nhiên có thể thành công, “định tử vô nghi” 定死無疑 hẳn là chết không còn ngờ gì nữa. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Định tri tương kiến nhật, Lạn mạn đảo phương tôn” 定知相見日, 爛熳倒芳樽 (Kí Cao Thích 寄高適) Chắc hẳn ngày gặp nhau, Thỏa thích dốc chén say.
10. (Danh) Nhà Phật 佛 có phép tu khiến cho tâm tĩnh lặng, không vọng động, gọi là “định”. ◎Như: “nhập định” 入定.
11. (Danh) Họ “Định”.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðịnh, xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa gọi là định.
② Dẹp cho yên, như an bang định quốc 安邦定國 yên định nhà nước, hôn định thần tỉnh 昏定晨省 tối xếp đặt cho yên chỗ sớm thăm hỏi yên không, nghĩa là tối thì dọn dẹp màn giường chăn chiếu cho cha mẹ được yên giấc, sáng thì thăm hỏi xem có được mạnh không.
③ Ðịnh liệu, như thẩm định 審定 xét rõ mọi lẽ rồi định liệu sự làm.
④ Ðịnh hẳn, như định nghĩa 定義 định nghĩa cứ thế là đúng.
⑤ Hợp định, hai bên hiệp ước với nhau gọi là định, như thương định 商定 bàn định. Trai gái làm lễ kết hôn cũng gọi là văn định 文定, hạ định 下定, v.v.
⑥ Tĩnh, nhà Phật có phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được, gọi là định, tức là phép ta quen gọi là nhập định vậy.
⑦ Một âm là đính. Sao đính.
⑧ Cái trán, như lân chi đính 麟之定 trán con lân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên, yên định, bình tĩnh: 立定 Đứng yên, đứng nghiêm; 坐定 Ngồi yên; 心神不定 Tâm thần bất định, bồn chồn trong lòng; 入定 Nhập định;
② Quyết định, (làm cho) xác định, định liệu, đặt: 議定 Nghị định; 定章程 Định chương trình; 定計劃 Đặt kế hoạch;
③ (văn) Làm cho yên, dẹp cho yên, xếp đặt cho yên: 安邦定國 Làm yên nước nhà; 昏定晨省 Tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi sức khỏe (cha mẹ);
④ Bàn định: 商定 Bàn định; 文定 (hay 下定) Trai gái làm lễ kết hôn;
⑤ Đã xác định, không thể thay đổi: 定理 Định lí; 定局 Tình hình đã xác định;
⑥ Khẩu phần, chừng mực nhất định: 定量 Định lượng, tiêu chuẩn khẩu phần; 定時 Định giờ; 定期 Định kì;
⑦ Đặt: 定報 Đặt báo; 定了一批貨 Đặt một số hàng;
⑧ (văn) Nhất định, xác định, chắc chắn: 堅持學習,定有收獲 Kiên trì học tập thì nhất định sẽ có thu hoạch; 定可取得勝利 Nhất định giành được thắng lợi; 項梁聞陳王定死… Hạng Lương nghe Trần Vương chắc chắn đã chết... (Sử kí); 定知相見日 Biết chắc ngày gặp nhau (Đỗ Phủ: Kí Cao Thích);
⑨ (văn) Cuối cùng: 舉世未見之,其名定誰傳 Khắp đời chưa trông thấy, thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền (Lí Bạch: Đáp Tăng Trung Phu tặng tiên nhân chưởng trà).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Ngừng yên một chỗ, không dời chỗ. Chẳng hạn Cố định — Quyết chắc, không thay đổi. Chẳng hạn Quyết định — Sắp đặt trước — Tên người, tức Lê Quang Định, danh sĩ thời Nguyễn sơ, một trong Gia định Tam gia, sinh 1760, mất 1813, tự là Trí Chi hiệu là Tấn Trai, vốn người huyện Phú vinh, Thừa thiên vào cư ngụ tại Gia định, cùng đậu một khoa với Trịnh Hoài Đức năm 1783, theo phò Nguyễn Ánh, sau làm tới Thượng thư. Ông viết đẹp, vẽ giỏi, đi sứ Trung Hoa năm 1802, đi tới đâu thì làm thơ vẽ cảnh tới đó, người Trung Hoa phải khen phục. Tác phẩm có tập thơ chữ Hán là Gia Định Tam gia thi, gồm cả thơ của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh.

Tự hình 6

Dị thể 4

Từ ghép 89

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0