Có 2 kết quả:

bách
Âm Hán Việt: , bách
Tổng nét: 7
Bộ: nhân 人 (+5 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノ丨ノ丨フ一一
Thương Hiệt: OHA (人竹日)
Unicode: U+4F2F
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄅㄚˋ, bǎi ㄅㄞˇ, ㄅㄛˊ
Âm Nôm: , bác
Âm Nhật (onyomi): ハク (haku)
Âm Hàn: ,
Âm Quảng Đông: baa3, baak3

Tự hình 3

Dị thể 3

1/2

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bác ruột, anh của bố
2. tước Bá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Anh cả, anh trưởng.
2. (Danh) Xưng vị: (1) Bác (anh của cha). ◎Như: “bá phụ” 伯父 bác. (2) Đàn bà gọi anh chồng là “bá”. (3) Tiếng tôn xưng người đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình. ◎Như: “lão bá” 老伯.
3. (Danh) Tước “Bá”. § Đời xưa đặt ra năm tước là: “Công, Hầu, Bá, Tử, Nam” 公侯伯子男.
4. (Danh) Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn. ◎Như: “thi bá” 詩伯 nhà thơ lớn, “họa bá” 畫伯 bậc họa sĩ đại tài.
5. (Danh) Minh chủ của các chư hầu. § Thông “bá” 霸, là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa, cúng bái “mã thần” 馬神.
7. (Danh) Họ “Bá”.
8. (Động) Xưng làm bá chủ, thống lĩnh. § Thông “bá” 霸. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Văn Vương phạt Sùng, Vũ Vương phạt Trụ, Tề Hoàn nhậm chiến nhi bá thiên hạ” 文王伐崇, 武王伐紂, 齊桓任戰而伯天下 (Tần sách nhất 秦策一) Vua Văn Vương đánh Sùng (Hầu Hổ), vua Vũ Vương đánh Trụ, vua Tề Hoàn dùng chiến tranh làm bá chủ thiên hạ.
9. Một âm là “bách”. (Danh) Số trăm. § Thông “bách” 百.

Từ điển Thiều Chửu

① Bác, anh bố gọi là bá phụ 伯父. Ðàn bà gọi anh chồng là bá.
② Tước bá, đời xưa chế ra năm tước là: công hầu bá tử nam 公侯伯子男.
③ Cùng nghĩa như chữ bá 霸 là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 大伯子 [dà băizi]. Xem 伯 [bó].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Anh cả, anh trưởng.【伯仲叔季】bá trọng thúc quý [bó-zhòng-shu-jì] Bốn vai anh em trong nhà theo thứ tự: 伯 Cả, trưởng, 仲 hai, 叔 ba, 季 tư;
② Bác (anh của cha mình).【伯父】bá phụ [bófù] Bác (anh của cha mình, hoặc người đàn ông đứng tuổi hay lớn tuổi hơn cha mình);
③ Bá, bá tước (tước thứ ba trong năm tước thời phong kiến, dưới tước hầu, trên tước tử: Công, hầu, bá, tử, nam). Xem 伯 [băi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Trăm (chữ 百 viết kép).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người lớn tuổi — Người bác, anh của cha — Tức hiệu thứ ba trong năm tước hiệu của Trung Hoa thời xưa — Người đứng đầu lớn hơn hết — Họ người — Cũng đọc Bách.

Từ ghép 25

bách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Anh cả, anh trưởng.
2. (Danh) Xưng vị: (1) Bác (anh của cha). ◎Như: “bá phụ” 伯父 bác. (2) Đàn bà gọi anh chồng là “bá”. (3) Tiếng tôn xưng người đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình. ◎Như: “lão bá” 老伯.
3. (Danh) Tước “Bá”. § Đời xưa đặt ra năm tước là: “Công, Hầu, Bá, Tử, Nam” 公侯伯子男.
4. (Danh) Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn. ◎Như: “thi bá” 詩伯 nhà thơ lớn, “họa bá” 畫伯 bậc họa sĩ đại tài.
5. (Danh) Minh chủ của các chư hầu. § Thông “bá” 霸, là một vua chư hầu giỏi, đứng lên đốc suất cả các vua chư hầu về chầu phục thiên tử.
6. (Danh) Tên một tế lễ thời xưa, cúng bái “mã thần” 馬神.
7. (Danh) Họ “Bá”.
8. (Động) Xưng làm bá chủ, thống lĩnh. § Thông “bá” 霸. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Văn Vương phạt Sùng, Vũ Vương phạt Trụ, Tề Hoàn nhậm chiến nhi bá thiên hạ” 文王伐崇, 武王伐紂, 齊桓任戰而伯天下 (Tần sách nhất 秦策一) Vua Văn Vương đánh Sùng (Hầu Hổ), vua Vũ Vương đánh Trụ, vua Tề Hoàn dùng chiến tranh làm bá chủ thiên hạ.
9. Một âm là “bách”. (Danh) Số trăm. § Thông “bách” 百.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trăm (chữ 百 viết kép).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ người — Một âm khác là Bá.