Có 2 kết quả:

sa
Âm Hán Việt: sa,
Tổng nét: 7
Bộ: thuỷ 水 (+4 nét)
Lục thư: hội ý
Hình thái:
Nét bút: 丶丶一丨ノ丶ノ
Thương Hiệt: EFH (水火竹)
Unicode: U+6C99
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: shā ㄕㄚ, shà ㄕㄚˋ, suō ㄙㄨㄛ
Âm Nôm: nhểu, sa, xoà
Âm Nhật (onyomi): サ (sa), シャ (sha)
Âm Nhật (kunyomi): すな (suna), よなげる (yonageru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: saa1

Tự hình 4

Dị thể 5

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/2

sa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cát, bãi cát
2. khàn, đục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎Như: “phong sa” 風沙 đất cát bị gió thổi bốc lên, “nê sa” 泥沙 bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇Thi Kinh 詩經: “Phù ê tại sa” 鳧鷖在沙 (Đại nhã 大雅, Phù ê 鳧鷖) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một “sa”, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là “sa”. ◎Như: “kim sa” 金沙, “thiết sa” 鐵沙.
4. (Danh) Họ “Sa”.
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là “sa”. ◎Như: “sa nhương đích tây qua” 沙瓤的西瓜 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎Như: “sa đường” 沙糖 đường cát, “sa chỉ” 沙紙 giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎Như: “sa thải” 沙汰 đãi bỏ.
8. Một âm là “sá”. (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎Như: “sá ách” 沙啞 khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải 沙汰 đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn 沙門 thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di 沙彌 tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny 沙彌尼.
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Đãi, thải, gạn, sàng: 把大米裡的沙子沙一沙 Đãi sạn trong gạo ra. Xem 沙 [sha].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cát, đất cát, bãi cát: 沙土 Đất cát; 漫天的風沙 Gió cát mịt trời;
② Nhỏ như cát: 沙糖 Đường cát;
③ (văn) Quả chín quá hoen ra từng vết;
④ Tiếng khản: 沙啞 Khản tiếng;
⑤ [Sha] (Họ) Sa. Xem 沙 [shà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cát. Hạt cát. Thành ngữ: Hằng hà sa số ( số cát ở sông Hằng, ý nói nhiều lắm ) — Cặn bã lắng xuống. Xem Sa thải — Chín nhừ, nhừ thành bột, thành cát.

Từ ghép 31

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng rè rè, tiếng khàn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎Như: “phong sa” 風沙 đất cát bị gió thổi bốc lên, “nê sa” 泥沙 bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇Thi Kinh 詩經: “Phù ê tại sa” 鳧鷖在沙 (Đại nhã 大雅, Phù ê 鳧鷖) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một “sa”, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là “sa”. ◎Như: “kim sa” 金沙, “thiết sa” 鐵沙.
4. (Danh) Họ “Sa”.
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là “sa”. ◎Như: “sa nhương đích tây qua” 沙瓤的西瓜 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎Như: “sa đường” 沙糖 đường cát, “sa chỉ” 沙紙 giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎Như: “sa thải” 沙汰 đãi bỏ.
8. Một âm là “sá”. (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎Như: “sá ách” 沙啞 khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải 沙汰 đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn 沙門 thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di 沙彌 tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny 沙彌尼.
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.