Có 1 kết quả:

mậu
Âm Hán Việt: mậu
Tổng nét: 14
Bộ: mục 目 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: フ丶フ丨ノノ一ノ丶丨フ一一一
Thương Hiệt: NKBU (弓大月山)
Unicode: U+7780
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: mào ㄇㄠˋ, mòu ㄇㄡˋ, ㄨˊ
Âm Nôm: mậu
Âm Nhật (onyomi): ボツ (botsu), ボウ (bō), モ (mo), ム (mu), バク (baku), マク (maku)
Âm Quảng Đông: mau6

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

1/1

mậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lờ mờ, mù mịt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hoa mắt, lờ mờ, mù mờ (nhìn không rõ). ◇Trang Tử 莊子: “Dư thiếu nhi tự du ư lục hợp chi nội, dư thích hữu mậu bệnh” 予少而自遊於六合之內, 予適有瞀病 (Từ vô quỷ 徐無鬼) Tôi hồi nhỏ rong chơi trong lục hợp (trên dưới bốn phương), tôi xảy mắc bệnh mờ mắt.
2. (Tính) Ngu dốt, ngu muội. ◎Như: “mậu nho” 瞀儒 nhà nho mù quáng ngu dốt.
3. (Phó) Rối loạn. ◇Bắc sử 北史: “Chân ngụy hỗn hào, thị phi mậu loạn” 真偽混淆, 是非瞀亂 (Phòng Pháp Thọ truyện 房法壽傳) Thật giả hỗn độn, phải trái rối loạn.
4. (Danh) Họ “Mậu”.

Từ điển Thiều Chửu

① Lờ mờ, mờ mịt.
② Rối loạn, không có trí thức cũng gọi là mậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Hoa mắt, lờ mờ;
② Rối ruột;
③ Ngu dốt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sụp mắt nhìn xuống — Mắt mờ, nhìn không rõ — Mờ ám tối tăm — Rối loạn.