Có 1 kết quả:

ngỗ
Âm Hán Việt: ngỗ
Tổng nét: 7
Bộ: sước 辵 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノ一一丨丶フ丶
Thương Hiệt: YOJ (卜人十)
Unicode: U+8FD5
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄨˇ, ㄨˋ
Âm Nôm: ngỗ
Âm Nhật (onyomi): ゴ (go)
Âm Nhật (kunyomi): であ.う (dea.u)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: ng6

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

ngỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm trái, chống đối. ◇Hán Thư 漢書: “Cung nhân úy chi, mạc cảm phục ngỗ” 宮人畏之, 莫敢復迕 (Quảng Xuyên Huệ Vương Lưu Việt truyện 廣川惠王劉越傳) Cung nhân kính sợ, không dám làm trái nữa.
2. (Động) Gặp. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Vương Phủ thì xuất, dữ Phiền tương ngỗ” 王甫時出, 與蕃相迕 (Trần Phiền truyện 陳蕃傳) Lúc Vương Phủ ra, thì gặp (Trần) Phiền.
3. (Động) Xúc phạm, mạo phạm.
4. (Động) Qua lại lộn xộn. ◎Như: “thác ngỗ” 錯迕.

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Hai bên, bên đi bên lại, mà vừa gặp nhau gọi là ngỗ. Vì thế nên sự gì kéo đến bề bộn mà họp cả vào một lúc gọi là thác ngỗ 錯迕.
② Ngang trái, ý kiến trái khác nhau gọi là ngỗ, như: quai ngỗ 乖迕 ngang trái.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Làm trái, trái, chống lại: 上下相反,好惡乖迕 Trên dưới ngược nhau, ưa ghét trái nhau (Triều Thác: Luận quý túc sớ);
② Gặp (đụng đầu) nhau (từ hai hướng đi nghịch lại): 相迕 Gặp nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái nghịch. Như chữ Ngỗ 忤 — Gặp gỡ.