Có 3 kết quả:

phốcphụcphức
Âm Hán Việt: phốc, phục, phức
Tổng nét: 18
Bộ: hương 香 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノ一丨ノ丶丨フ一一ノ一丨フ一一ノフ丶
Thương Hiệt: HAOAE (竹日人日水)
Unicode: U+99A5
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: trung bình
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄅㄧˋ, ㄈㄨˋ
Âm Nôm: phức
Âm Nhật (onyomi): クク (kuku), ヒョク (hyoku), フク (fuku)
Âm Nhật (kunyomi): か (ka), かお.る (kao.ru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: fuk1, fuk6

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

1/3

phốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hương thơm, thơm phức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thơm ngào ngạt.
2. (Danh) Hương thơm. ◇Nguyên Đế 元帝: “Chiên đàn tán phức” 旃檀散馥 (Dương Châu Lương An tự bi 揚州梁安寺碑) Cây chiên đàn tỏa hương thơm.
3. (Động) Tỏa ra. ◇Thân Hoan 申歡: “Phong nhuyễn cảnh hòa hú, Dị hương phức lâm đường” 風軟景和煦, 異香馥林塘 (Đâu huyền quốc hoài quy 兜玄國懷歸) Gió dịu ánh mặt trời ấm áp, Hương lạ tỏa ao rừng.
4. § Cũng đọc là “phốc”.

phục

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thơm. Thơm ngạt ngào. Cũng đọc là chữ phức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùi thơm — Thơm ngát — Một âm là Phức. Xem Phức.

phức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hương thơm, thơm phức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thơm ngào ngạt.
2. (Danh) Hương thơm. ◇Nguyên Đế 元帝: “Chiên đàn tán phức” 旃檀散馥 (Dương Châu Lương An tự bi 揚州梁安寺碑) Cây chiên đàn tỏa hương thơm.
3. (Động) Tỏa ra. ◇Thân Hoan 申歡: “Phong nhuyễn cảnh hòa hú, Dị hương phức lâm đường” 風軟景和煦, 異香馥林塘 (Đâu huyền quốc hoài quy 兜玄國懷歸) Gió dịu ánh mặt trời ấm áp, Hương lạ tỏa ao rừng.
4. § Cũng đọc là “phốc”.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thơm. Thơm ngạt ngào. Cũng đọc là chữ phức.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mùi thơm, hương thơm phức, hương thơm ngào ngạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng mũi tên cắm phập vào đích — Một âm là Phục ( mùi thơm ). Ta vẫn quen đọc Phức cả — Tên người, tức Lí Văn Phức, danh sĩ đời Nguyễn, tự là Lân Chi, hiệu là Khắc Trai, sinh 1785, mất 1849, người làng Hổ khẩu huyện Vĩnh thuận tỉnh Hà nội, nay là huyện Hoàn long tỉnh Hà đông, đậu Cử nhân năm 1819, niên hiệu Gia Long thứ 18, làm quan trải ba đời Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, có đi sứ Trung Hoa năm 1841 và nhiều lần có chân trong các phái bộ ngoại giao sang các nước lân cận. Tác phẩn chữ Hán có các cuốn Tây hành kiến văn lục, Việt hành ngâm, Việt hành tục ngâm, và Kính hải tục ngâm. Văn nôm có Nhị thập tứ hiếu diễn âm, Phụ châm tiện lãm, Tự thuật kí, Bất phong lưu truyện, Sứ trình tiện lãm khúc. Ông được coi là tác giả thuộc khuynh hướng đạo lí trong nền văn Nôm thế kỉ 19.