Có 1 kết quả:

nhẫn
Âm Hán Việt: nhẫn
Tổng nét: 7
Bộ: tâm 心 (+3 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: フノ丶丶フ丶丶
Thương Hiệt: SIP (尸戈心)
Unicode: U+5FCD
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: rěn ㄖㄣˇ
Âm Nôm: nhẵn, nhẩn, nhịn, những
Âm Nhật (onyomi): ニン (nin)
Âm Nhật (kunyomi): しの.ぶ (shino.bu), しの.ばせる (shino.baseru)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: jan2

Tự hình 4

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

nhẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chịu đựng, nhẫn nhịn
2. nỡ, đành

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhịn, chịu đựng. ◎Như: “kiên nhẫn” 堅忍 vững lòng chịu đựng, “dong nhẫn” 容忍 khoan dung. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Nữ nhẫn tiếu nhi lập, sanh ấp chi” 女忍笑而立, 生揖之 (Anh Ninh 嬰寧) Cô gái nhịn cười mà đứng đó, sinh vái chào.
2. (Động) Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng. ◎Như: “nhẫn tâm hại lí” 忍心害理 nỡ lòng làm hại lẽ trời. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực, Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc” 南村群童欺我老無力, 忍能對面為盜賊 (Mao ốc vi thu phong sở phá ca 茅屋為秋風所破歌) Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu, Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhịn, như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn 堅忍, khoan dong cho người không vội trách gọi là dong nhẫn 容忍, v.v.
② Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng gọi là nhẫn. Như nhẫn tâm hại lí 忍心害理 nỡ lòng làm hại lẽ trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhịn, nén, chịu đựng: 是可忍,孰不可忍 Quyết không thể nhịn được!;
② Tàn nhẫn, nỡ lòng, đang tâm: 忍心害理 Nỡ lòng hại lẽ trời; 忍暴滋甚 Ngày một thêm tàn bạo (Hậu Hán thư); 殘忍 Tàn nhẫn, ác, tàn ác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắng nhịn. Chịu đựng — Đành lòng. Nỡ lòng.

Từ ghép 20