Có 6 kết quả:
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Trốn. ◎Như: “lưu vong” 流亡 trốn chạy, “vong mệnh” 亡命 trốn bước hoạn nạn. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy” 燕太子丹質於秦, 亡歸 (Yên sách tam 燕策三) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
3. (Động) Chết. ◎Như: “tử vong” 死亡 chết mất, “thương vong” 傷亡 bị chết.
4. (Động) Bị tiêu diệt. ◎Như: “diệt vong” 滅亡 bị tiêu diệt.
5. (Động) Đi vắng. ◇Luận Ngữ 論語: “Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi” 孔子時其亡也, 而往拜之 (Dương Hóa 陽貨) Khổng Tử thừa lúc người đó (Dương Hóa 陽貨) đi vắng (vì Khổng Tử muốn tránh gặp mặt), mà lại nhà tạ ơn.
6. (Động) Quên. § Thông “vong” 忘.
7. (Tính) Đã chết. ◎Như: “vong đệ” 亡第 người em đã chết, “vong phụ” 亡父 cha đã chết.
8. Một âm là “vô”. (Động) Không có. § Nghĩa như chữ “vô” 無.
Từ điển Thiều Chửu
② Trốn, như lưu vong 流亡 đói khát trôi giạt mất, vong mệnh 亡命 trốn bước hoạn nạn.
③ Chết, như vong đệ 亡第 người em đã chết, điệu vong 悼亡 vợ chết.
④ Một âm là vô. Nghĩa như chữ vô 無.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Không (dùng như 不, phó từ): 亡論 Bất luận. 【亡慮】 vô lự [wúlđì] (văn) Khoảng, độ chừng, không dưới: 日用絹亡慮五千匹 Mỗi ngày dùng lụa khoảng (không dưới) năm ngàn tấm (Tư trị thông giám);【亡其】 vô kì [wúqí] (văn) Hay là (biểu thị sự lựa chọn). Cv. 忘其, 妄其 [wúqí]: 不識三國之憎秦而愛懷邪, 忘其憎懷而愛秦邪? Chẳng hay ba nước Triệu, Tề, Sở ghét nước Tần mà yêu đất Hoài, hay là ghét đất Hoài mà yêu nước Tần? (Chiến quốc sách: Triệu sách).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tự hình 6
Dị thể 4
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển Trần Văn Chánh
② (bộ 亠).
Tự hình 3
Dị thể 3
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển Trần Văn Chánh
② (bộ 亠).
Tự hình 4
Dị thể 1
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển Thiều Chửu
Tự hình 2
Dị thể 4
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Phó) Chớ, đừng. ◇Luận Ngữ 論語: “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã” 子絕四: 毋意, 毋必, 毋固, 毋我 (Tử Hãn 子罕) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎Như: “vô nãi” 毋乃 chắc là, chẳng phải là, “tương vô” 將毋 chắc sẽ. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận?” 旨酒自飲, 不一邀主人, 毋乃太吝 (Thanh Phụng 青鳳) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
4. (Đại) Không ai, không có người nào. ◇Sử Kí 史記: “Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh” 上察宗室諸竇, 毋如竇嬰賢, 乃召嬰 (Vũ An Hầu truyện 武安侯傳) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
5. (Động) Không có. § Thông “vô” 無. ◇Sử Kí 史記: “Hĩnh vô mao” 脛毋毛 (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ 秦始皇本紀) Cẳng chân không có lông.
6. (Danh) Họ “Vô”.
7. Một âm là “mưu”. (Danh) “Mưu đôi” 毋追 một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là “mưu đôi” 牟追.
Từ điển Thiều Chửu
② Chớ, dùng làm tiếng giúp lời, như vô nãi 毋乃 chớ bèn (cùng nghĩa với hoặc giả 或者), tương vô 將毋 hầu chớ, v.v. đều là lời hỏi lấy ý mình đoán mà chưa dám quyết đoán.
③ Một âm là mưu. Hẳn. Mưu đôi 毋追 một thứ mũ vải đen.
Từ điển Trần Văn Chánh
② [Wú] (Họ) Vô.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tự hình 4
Dị thể 1
Từ ghép 1
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Phó) Chớ, đừng. § Thông “vô” 毋. ◇Lưu Hiếu Uy 劉孝威: “Thỉnh công vô độ hà, Hà quảng phong uy lệ” 請公無渡河, 河廣風威厲 (Công vô độ hà 公無渡河) Xin ngài chớ qua sông, Sông rộng gió mạnh bạo.
3. (Phó) Chưa. § Cũng như “vị” 未. ◇Tuân Tử 荀子: “Vô chi hữu dã” 無之有也 (Chánh danh 正名) Chưa từng có chuyện như vậy.
4. (Phó) Bất kể, bất cứ, bất luận. ◎Như: “sự vô đại tiểu, đô do tha quyết định” 事無大小, 都由他決定 bất cứ việc lớn hay nhỏ, đều do anh ấy quyết định.
5. (Phó) Không phải, chẳng phải. § Dùng như “phi” 非. ◇Quản Tử 管子: “Quốc phi kì quốc, nhi dân vô kì dân” 國非其國, 而民無其民 (Hình thế giải 形勢解) Nước chẳng phải nước, mà dân chẳng phải dân.
6. (Trợ) Đặt đầu câu, không có nghĩa. ◇Thi Kinh 詩經: “Vương chi tẫn thần, Vô niệm nhĩ tổ” 王之藎臣, 無念爾祖 (Đại nhã 大雅, Văn vương 文王) Những bề tôi trung nghĩa của nhà vua, Hãy nghĩ đến tổ tiên của mình.
7. (Trợ) Đặt cuối câu: Không? chăng? § Dùng như “phủ” 否. ◇Bạch Cư Dị 白居易: “Vãn lai thiên dục tuyết, Năng ẩm nhất bôi vô?” 晚來天欲雪, 能飲一杯無 (Vấn Lưu Thập Cửu 問劉十九) Chiều đến trời sắp rơi tuyết, Uống được chén rượu chăng?
8. (Danh) Họ “Vô”.
9. Một âm là “mô”. (Động) “Nam mô” 南無, nguyên tiếng Phạn là "Namah", nghĩa là quy y, cung kính đảnh lễ.
10. § Ngày xưa viết là 无.
Từ điển Thiều Chửu
② Vô minh 無明 chữ nhà Phật, nghĩa là ngu si không có trí tuệ.
③ Vô lậu 無漏 chữ nhà Phật, phép tu dùng trí tuệ chân thật trừ sạch cỗi rễ phiền não là phép vô lậu.
④ Vô sinh 無生 chữ nhà Phật, nghĩa là tu chứng tới bậc nhẫn được không có pháp nào sinh ra nữa.
⑤ Một âm là mô. Nam mô 南無, nguyên tiếng Phạm là Namanab, nghĩa là quy y là cung kính đỉnh lễ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Đừng, chớ, không nên (dùng như 毌, bộ 毌): 苟富貴,無相忘 Nếu có giàu sang thì đừng quên nhau (Sử kí);
③ (văn) Không người nào, không ai, không gì: 盡十二月,郡中毌聲,無敢夜行 Suốt tháng mười hai, trong quận không còn một tiếng động, không ai dám đi đêm (Sử kí);
④ (văn) Chưa (dùng như 未, bộ 木): 無之有也 Chưa từng có việc đó vậy (Tuân tử: Chính danh);
⑤ Không phải, chẳng phải (dùng như 非, bộ 非): 國非其國,而民無其民 Nước chẳng phải nước đó, mà dân chẳng phải dân đó (Quản tử: Hình thế);
⑥ (văn) Không?, chăng? (trợ từ cuối câu dùng để hỏi, như 否, bộ 口): 晚來天慾雪,能飲一杯無? Chiều đến tuyết sắp rơi, có uống được một chén rượu chăng? (Bạch Cư Dị: Vấn Lưu Thập Cửu);
⑦ Bất cứ, bất kể, vô luận: 事無大小均由經理決定 Bất cứ việc to hay nhỏ, đều do giám đốc quyết định; 無少長皆斬之 Bất kể lớn nhỏ đều chém cả (Hán thư);
⑧ (văn) Dù, cho dù: 國無小,不可易也 Nước dù nhỏ, nhưng không thể xem thường (Tả truyện: Hi công nhị thập nhị niên);
⑨ (văn) Trợ từ đầu câu (không dịch): 無念爾祖,事修厥德 Hãy nghĩ đến tổ tiên ngươi và lo việc sửa đức (Thi Kinh: Đại nhã, Văn vương).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tự hình 7
Dị thể 15
Từ ghép 126
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0