Có 6 kết quả:

前 tiền歬 tiền湔 tiền葥 tiền錢 tiền钱 tiền

1/6

tiền [tiễn]

U+524D, tổng 9 nét, bộ đao 刀 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

trước

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trước (phía). ◎Như: “tiền môn” 前門 cổng trước. ◇Lí Bạch 李白: “Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương” 床前明月光, 疑是地上霜 (Tĩnh dạ tư 靜夜思) Trước giường ánh trăng sáng, Ngỡ là sương trên mặt đất.
2. (Tính) Trước (theo thứ tự). ◎Như: “tiền biên” 前編 quyển trước, “tiền tam danh” 前三名 tên ba người đầu.
3. (Tính) Xưa, trước (theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại). ◎Như: “tiền hiền” 前賢 người hiền trước, “tiền bối” 前輩 lớp người đi trước. ◇Sử Kí 史記: “Thái sử công viết dẫn Giả Nghị "Quá Tần luận" vân: Tiền sự chi bất vong, hậu sự chi sư dã” 太史公曰引賈誼過秦論云: 前事之不忘, 後事之師也 (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ 秦始皇本紀) Thái sử công dẫn lời Giả Nghị trong "Quá Tần luận" nói rằng: Việc đời trước không quên, (là) tấm gương cho việc đời sau.
4. (Tính) Trong tương lai. ◎Như: “tiền trình” 前程 bước đường tương lai, “tiền đồ” 前途 chặng đường sắp đến, sự nghiệp trong tương lai
5. (Động) Tiến lên. ◎Như: “phấn vãng trực tiền” 奮往直前 gắng gỏi bước lên trước.

Từ điển Thiều Chửu

① Trước, như đình tiền 庭前 trước sân.
② Cái trước, như tiền biên 前編 quyển trước.
③ Sớm trước, như tiền hiền 前賢 người hiền trước. Kẻ làm nên trước mình gọi là tiền bối 前輩.
④ Tiến lên, như phấn vãng trực tiền 蕡往直前 gắng gỏi bước lên trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trước: 前赴後繼 Người trước tiến lên, người sau nối bước;
② Xưa, trước: 從前 Trước kia, ngày xưa;
③... kia: 前天 Hôm kia;
④ Tiến lên: 勇往直前 Dũng mãnh tiến lên;
⑤ Trước, cách đây (đặt sau cụm từ chỉ thời gian): 五年前 5 năm (về) trước, cách đây 5 năm, trước đây 5 năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phía trước. Td: Tiền hô hậu ủng — Lúc trước. Thành ngữ: Tiền chủ hậu khách — Tiến tới trước.

Tự hình 6

Dị thể 5

Từ ghép 69

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tiền

U+6B6C, tổng 10 nét, bộ chỉ 止 (+6 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

trước

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên là chữ “tiền” 前.

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ tiền 前.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 前 (bộ 刂).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Tiền 前.

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

tiền

U+8465, tổng 12 nét, bộ thảo 艸 (+9 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xem 車葥, 莗葥

Tự hình 1

Dị thể 3

Từ ghép 3

Bình luận 0

tiền [tiễn]

U+9322, tổng 16 nét, bộ kim 金 (+8 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

tiền nong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là “tiền”. ◎Như: “duyên tiền” 鉛錢 tiền kẽm, “ngân tiền” 銀錢 đồng tiền đúc bằng bạc.
2. (Danh) Tiền tài nói chung. ◎Như: “trị tiền” 值錢 đáng tiền, “hữu tiền hữu thế” 有錢有勢 có tiền bạc có thế lực.
3. (Danh) Phí tổn, khoản tiêu dùng. ◎Như: “xa tiền” 車錢 tiền xe, “phạn tiền” 飯錢 tiền cơm.
4. (Danh) Đồng cân, mười đồng cân là một lạng.
5. (Danh) Họ “Tiền”.
6. (Tính) Dùng để đựng tiền. ◎Như: “tiền bao” 錢包 bao đựng tiền, “tiền quỹ” 錢櫃 tủ cất giữ tiền, “tiền đồng” 錢筒 ống đựng tiền.
7. Một âm là “tiễn”. (Danh) Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuổng.
② Một âm là tiền. Ðồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là tiền. Như duyên tiền 鉛錢 tiền kẽm, ngân tiền 銀錢 tiền bạc, v.v.
③ Ðồng cân, mười đồng cân là một lạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền: 時間即是金錢 Thời giờ là tiền bạc; 車錢 Tiền xe; 飯錢 Tiền cơm;
② Tiền, hoa, chỉ, đồng cân (= 1/10 lạng);
③ [Qián] (Họ) Tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật đúc bằng kim loại dùng vào việc mua bán. Tức tiền bạc. Đoạn trường tân thanh : » Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền « — Vật tròn như đồng tiền. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Tiền sen này đã nảy là ba « — Tên một đơn vị trọng lượng thời xưa, bằng 1/10 lượng.

Tự hình 4

Dị thể 2

Từ ghép 28

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

tiền [tiễn]

U+94B1, tổng 10 nét, bộ kim 金 (+5 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

tiền nong

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 錢.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền: 時間即是金錢 Thời giờ là tiền bạc; 車錢 Tiền xe; 飯錢 Tiền cơm;
② Tiền, hoa, chỉ, đồng cân (= 1/10 lạng);
③ [Qián] (Họ) Tiền.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 錢

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 5

Bình luận 0