Có 1 kết quả:

ngẫu
Âm Hán Việt: ngẫu
Tổng nét: 15
Bộ: lỗi 耒 (+9 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一一一丨ノ丶丨フ一一丨フ丨一丶
Thương Hiệt: QDWLB (手木田中月)
Unicode: U+8026
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: thấp
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Quan thoại: ǒu ㄛㄨˇ
Âm Nôm: ngẫu
Âm Nhật (onyomi): ゴウ (gō), グ (gu), グウ (gū)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: ngau5

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

ngẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hai người cùng cày
2. hai người
3. đối nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại nông cụ thời xưa. § Ghi chú: Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là “phạt” , hai phạt gọi là “ngẫu” .
2. (Danh) Đôi, cặp. ◇Tam quốc chí : “Xa trung bát ngưu dĩ vi tứ ngẫu” (Ngô Chủ Quyền truyện ) Trong xe tám bò làm thành bốn cặp.
3. (Danh) Vợ chồng. ◎Như: “phối ngẫu” vợ chồng.
4. (Danh) Số chẵn. ◇Lí Đức Dụ : “Ý tận nhi chỉ, thành thiên bất câu vu chích ngẫu” , (Văn chương luận ) Ý hết thì dừng, thành bài không phải gò bó ở số lẻ số chẵn.
5. (Danh) Họ “Ngẫu”.
6. (Động) Hai người cùng cày. ◇Luận Ngữ : “Trường Thư Kiệt Nịch ngẫu nhi canh” (Vi Tử ) Trường Thư và Kiệt Nịch cùng cày ruộng.
7. (Tính) Ứ đọng. ◇Lã Thị Xuân Thu : “Ngộ đạo ư ngẫu sa chi trung” (Tất kỉ ) Gặp giặc cướp ở chỗ bãi cát bị ứ đọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai người cùng cầy, vì thế nên hai người gọi là ngẫu. Vợ chồng gọi là phối ngẫu cũng là theo cái nghĩa hai người cùng nhau làm lụng cả.
③ Ðối, câu đối gọi là ngẫu ngữ .
④ Ðôi, số lẻ gọi là cơ , số chẵn gọi là ngẫu .
⑤ Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là phạt , hai phạt gọi là ngẫu .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Hai người cùng cày: Trường Thư và Kiệt Nịch cùng nhau chung sức cày ruộng (Luận ngữ);
② Như [ôu] (bộ );
③ Lưỡi cày rộng mười tấc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai người cùng cày ruộng — Thành cặp. Kết đôi — Số chẵn. — Tức như chữ Ngẫu .

Từ ghép 6