Có 4 kết quả:

監 giám鍳 giám鑑 giám鑒 giám

1/4

giám [giam]

U+76E3, tổng 14 nét, bộ mẫn 皿 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. xem, coi
2. sở công

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Coi sóc, thị sát. ◎Như: “giam đốc” 監督 trông coi, xem xét. ◇Sử Kí 史記: “Thủy Hoàng nộ, sử Phù Tô bắc giam Mông Điềm ư Thượng Quận” 始皇怒, 使扶蘇北監蒙恬於上郡 (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ 秦始皇本紀) Thủy Hoàng nổi giận, sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát Mông Điềm ở Thượng Quận.
2. (Động) Thống lĩnh, thống suất. ◇Kim sử 金史: “Tổng giam thiên hạ chi binh” 總監天下之兵 (Lưu Bỉnh truyện 劉炳傳) Thống lĩnh quân đội của thiên hạ.
3. (Động) Cai quản, quản lí. ◇Sử Kí 史記: “Tả thừa tướng bất trị sự, kim giam cung trung, như lang trung lệnh” 左丞相不治事, 今監宮中, 如郎中令 (Lữ thái hậu bổn kỉ 呂太后本紀) Tả thừa tướng không làm việc nước, nay cai quản trong cung như một viên lang trung lệnh.
4. (Động) Bắt nhốt trong ngục, giữ trong nhà tù. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Thôi nhập lao lí giam hạ” 魯達焦躁, 便把碟兒盞兒都丟在樓板上 (Đệ bát hồi) Đưa (Lâm Xung) vào ngục giam lại.
5. (Danh) Ngục, nhà tù. ◎Như: “giam cấm” 監禁 nhà giam, “giam lao” 監牢 nhà tù.
6. Một âm là “giám”. (Danh) Sở quan ngày xưa. ◎Như: “Quốc tử giám” 國子監, “Khâm thiên giám” 欽天監.
7. (Danh) Quan hoạn. ◎Như: “thái giám” 太監 quan hoạn.
8. (Danh) Tên chức quan ngày xưa, giữ việc giám sát.
9. (Danh) Tấm gương. § Thông “giám” 鑒. ◇Luận Ngữ 論語: “Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai” 周監於二代, 郁郁乎文哉 (Bát dật 八佾) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!

Từ điển Thiều Chửu

① Soi xét, coi sóc. Như giam đốc 監督 người coi sóc công việc của kẻ dưới.
② Nhà tù, như giam cấm 監禁, giam lao 監牢 đều là chỗ giam kẻ có tội cả.
③ Một âm là giám. Coi.
④ Tên sở công, như nhà quốc tử giám 國子監, khâm thiên giám 欽天監, v.v.
⑤ Quan hoạn gọi là thái giám 太監.
⑥ Học trò được vào học ở quốc tử giám gọi là giám sinh 監生.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hoạn quan: 太監 Quan thái giám;
② (văn) Tên sở công: 國子監 Quốc tử giám;
③ [Jiàn] (Họ) Giám. Xem 監 [jian].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trông coi, giám thị, giám sát;
② Nhà giam, nhà tù;
③ Giam, bỏ tù. Xem 監 [jiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem xét — Người bị thiến dái. Hoạn quan — Một âm là Giam. Xem Giam.

Tự hình 5

Dị thể 6

Chữ gần giống 49

Từ ghép 13

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giám

U+9373, tổng 17 nét, bộ kim 金 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cái gương soi bằng đồng

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ giám 鑑.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 鑑.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

giám

U+9451, tổng 22 nét, bộ kim 金 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cái gương soi bằng đồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gương soi. ◇Trang Tử 莊子: “Giám minh tắc trần cấu bất chỉ” 鑑明則塵垢不止 (Đức sung phù 德充符) Gương sáng thì bụi vẩn không đọng.
2. (Danh) Khả năng soi xét, năng lực thị sát. ◎Như: “tri nhân chi giám” 知人之鑑 khả năng xem xét biết người.
3. (Danh) Sự việc có thể lấy làm gương răn bảo, tấm gương. ◎Như: “tiền xa chi giám” 前車之鑑 tấm gương của xe đi trước.
4. (Danh) Vật làm tin, vật để chứng minh. ◎Như: “ấn giám” 印鑑 ấn tín, dấu làm tin.
5. (Danh) Họ “Giám”.
6. (Động) Soi, chiếu. ◇Trang Tử 莊子: “Nhân mạc giám ư lưu thủy, nhi giám ư chỉ thủy” 人莫鑑於流水, 而鑑於止水 (Đức sung phù 德充符) Người ta không ai soi ở làn nước chảy, mà soi ở làn nước dừng.
7. (Động) Xem xét, thẩm sát, thị sát. ◇Vương Bột 王勃: “Giám vật ư triệu bất ư thành” 鑑物於肇不於成 (Vị nhân dữ thục vực phụ lão thư 為人與蜀域父老書) Xem xét vật khi mới phát sinh, không phải khi đã thành.
8. (Động) Lấy làm gương răn bảo. ◇Đỗ Mục 杜牧: “Hậu nhân ai chi nhi bất giám chi” 後人哀之而不鑑之 (A Phòng cung phú 阿房宮賦) Người đời sau thương xót cho họ mà không biết lấy đó làm gương.
9. § Cũng viết là “giám” 鑒.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gương soi. Ngày xưa dùng đồng làm gương soi gọi là giám. Ðem các việc hỏng trước chép vào sách để làm gương soi cũng gọi là giám. Như ông Tư Mã Quang 司馬光 làm bộ Tư trị thông giám 資治通鑑 nghĩa là pho sử để soi vào đấy mà giúp thêm các cách trị dân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chậu lớn — Tấm gương soi mặt. Soi chiếu, xem xét — Xem gương trước mà tự răn mình.

Tự hình 4

Dị thể 6

Chữ gần giống 44

Từ ghép 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0