Có 1 kết quả:

lạp
Âm Hán Việt: lạp
Tổng nét: 19
Bộ: nhục 肉 (+15 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: ノフ一一フフフ丨フノ丶一フ丶丶フ丶丶フ
Thương Hiệt: BVVV (月女女女)
Unicode: U+81D8
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄌㄚˋ
Âm Nôm: chạp, chợp, lạp, lép
Âm Nhật (onyomi): ロウ (rō)
Âm Hàn: ,
Âm Quảng Đông: laap6, lip6

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

lạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngày lễ tất niên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tế chạp. § Lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là “đại lạp” 大臘.
2. (Danh) Tháng mười hai gọi là “lạp nguyệt” 臘月 tháng chạp. ◇Yến Thù 晏殊: “Lạp hậu hoa kì tri tiệm cận, Hàn mai dĩ tác đông phong tín” 臘後花期知漸近, 寒梅已作東風信 (Điệp luyến hoa 蝶戀花) Sau tháng chạp kì hoa biết sắp gần, Mai lạnh đã đưa tin gió đông.
3. (Danh) Thịt cá ướp, hun khô. ◎Như: “lạp ngư” 臘魚 cá ướp muối hong khô, “lạp tràng” 臘腸 lạp xưởng.
4. (Danh) Tuổi sư (tính theo số năm tu hành). Tăng sĩ Phật giáo đi “hạ” 夏 được một năm kể là một tuổi, gọi là “lạp” 臘 hay “hạ lạp” 夏臘.
5. (Danh) Người sinh ra, bảy ngày sau gọi là “lạp” 臘. Nếu chết sớm, lấy bảy ngày làm ngày “kị” 忌 (Ngọc tiếu linh âm 玉笑零音).
6. (Danh) Mũi nhọn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tế chạp. Lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp 大臘, vì thế nên tháng 12 cuối năm gọi là lạp nguyệt 臘月 tháng chạp.
② Thịt cá ướp.
③ Tuổi sư. Phật pháp cứ đi hạ được một năm kể là một tuổi, gọi là lạp hay hạ lạp, chứ không kể tuổi đời.
④ Mũi nhọn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ tế thần vào tháng cuối năm âm lịch: 臘月 Ngày giỗ ngày chạp, tháng chạp;
② Thức ăn muối (vào tháng chạp) hong khô, thịt cá ướp muối; 臘肉 Thịt muối hong khô; 臘魚 Cá muối hong khô;
③ Tuổi tu hành của nhà sư;
④ (văn) Mũi nhọn;
⑤ [Là] (Họ) Lạp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ tế thần vào cuối năm — Cuối năm — Tuổi của nhà tu — Ngày thứ 7 của trẻ sơ sinh gọi là Lạp — Muối cá. Ướp cá.

Từ ghép 7