Có 1 kết quả:

phát tích

1/1

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là “phát tích” 發蹟.
2. Hưng khởi, nổi dậy. ◇Sử Kí 史記: “Tần thất kì chánh, nhi Trần Thiệp phát tích” 秦失其政, 而陳涉發跡 (Thái sử công tự tự 太史公自序).
3. Quá trình hưng khởi.
4. Từ chỗ hèn kém mà đắc chí hiển đạt, hoặc từ nghèo khó trở nên giàu có. ◇Cảnh thế thông ngôn 警世通言: “Tư Mã Tương Như bổn thị Thành Đô Phủ nhất cá cùng nho, chỉ vi nhất thiên văn tự thượng đầu liễu chí tôn chi ý, nhất triêu phát tích” 司馬相如本是成都府一個窮儒, 只為一篇文字上投了至尊之意, 一朝發跡 (Du trọng cử đề thi ngộ thượng hoàng 俞仲舉題詩遇上皇).
5. Phát tài. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Phụ ngôn thiên tứ hoàng kim, kim tứ đổ không không, khởi huấn độc sở năng phát tích da?” 父言天賜黃金, 今四堵空空, 豈訓讀所能發蹟耶 (Trần Tích Cửu 陳錫九) Cha nói trời cho nhiều tiền lắm, nay thì nhà trơ bốn bức vách, chẳng lẽ dạy học mà phát tài được sao?
6. Lên đường, khởi hành. ◇Dương Quýnh 楊炯: “Phát tích lai nam hải, Trường minh hướng bắc châu” 發跡來南海, 長鳴向北州 (Tử lưu mã 紫騮馬).