Có 1 kết quả:

hãi
Âm Hán Việt: hãi
Tổng nét: 16
Bộ: mã 馬 (+6 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 一丨一一丨フ丶丶丶丶丶一フノノ丶
Thương Hiệt: SFYVO (尸火卜女人)
Unicode: U+99ED
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: hài ㄏㄞˋ
Âm Nôm: hãi, hãy
Âm Nhật (onyomi): ガイ (gai), カイ (kai)
Âm Nhật (kunyomi): おどろ.く (odoro.ku), おどろ.かす (odoro.kasu)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: haai5, hoi4, hoi5

Tự hình 3

Dị thể 2

1/1

hãi

phồn thể

Từ điển phổ thông

giật mình

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kinh sợ, giật mình. ◎Như: “kinh hãi” 驚駭 kinh sợ. ◇Sử Kí 史記: “Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi” 吳王從臺上觀, 見且斬愛姬, 大駭 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
2. (Động) Chấn động, náo loạn. ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Quốc nhân đại hãi” 國人大駭 (Tống sách nhất 宋策一) Dân chúng chấn động, náo loạn.
3. (Động) Quấy nhiễu, kinh động. ◇Liễu Tông Nguyên 柳宗元: “Hoa nhiên nhi hãi giả” 譁然而駭者 (Bộ xà giả thuyết 捕蛇者說) Làm ồn ào kinh động mọi người.
4. (Động) Lấy làm lạ lùng. ◎Như: “hãi dị” 駭異.
5. (Động) Tản đi. ◇Tào Thực 曹植: “Ư thị tinh di thần hãi, hốt yên tứ tán” 於是精移神駭, 忽焉思散 (Lạc thần phú 洛神賦) Do đó tinh thần tản lạc, bỗng chốc ý tứ tiêu tan.

Từ điển Thiều Chửu

① Giật mình (tả cái dáng giật nẩy mình). Như kinh hãi 驚駭.
② Ngựa sợ.
③ Quấy nhiễu.
④ Lấy làm lạ lùng. Như hãi dị 駭異.
⑤ Tản đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ, hãi, giật mình, khủng khiếp: 惊駭 Kinh hãi; 駭人聽聞 Khủng khiếp, đáng sợ, khiếp hãi;
② Ngạc nhiên, kinh ngạc, lấy làm lạ;
③ (văn) Quấy nhiễu;
④ (văn) Tản đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất sợ — Rối loạn.

Từ ghép 5