Có 1 kết quả:

huyệt
Âm Hán Việt: huyệt
Tổng nét: 5
Bộ: huyệt 穴 (+0 nét)
Lục thư: tượng hình
Nét bút: 丶丶フノ丶
Thương Hiệt: JC (十金)
Unicode: U+7A74
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: jué ㄐㄩㄝˊ, xué ㄒㄩㄝˊ, xuè ㄒㄩㄝˋ
Âm Nôm: hoét, huyệt
Âm Nhật (onyomi): ケツ (ketsu)
Âm Nhật (kunyomi): あな (ana)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: jyut6

Tự hình 4

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

huyệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hang
2. lỗ
3. hố

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đào trong đất cho người ở (thời xưa). ◇Thi Kinh 詩經: “Đào phục đào huyệt, Vị hữu thất gia” 陶復陶穴, 未有室家 (Đại nhã 大雅, Miên 綿) Còn ở chỗ đào trong đất, Chưa có nhà cửa.
2. (Danh) Hang, hốc. ◎Như: “nham huyệt” 穴居 hang núi. ◇Tống Ngọc 宋玉: “Không huyệt lai phong” 空穴來風 (Phong phú 風賦) Hang trống gió lại.
3. (Danh) Phần mộ. ◎Như: “mộ huyệt” 墓穴 mồ chôn. ◇Thi Kinh 詩經: “Cốc tắc dị thất, Tử tắc đồng huyệt” 穀則異室, 死則同穴 (Vương phong王風, Đại xa 大車) (Lúc) Sống không cùng nhà, (Thì mong) Lúc chết chôn chung một mồ.
4. (Danh) Ổ, lỗ, tổ. ◎Như: “bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử” 不入虎穴, 焉得虎子 không vào ổ cọp, sao bắt được cọp con.
5. (Danh) Chỗ quan hệ trên thân thể người nơi kinh mạch hội tụ (đông y). ◎Như: “thái dương huyệt” 太陽穴 huyệt thái dương.
6. (Động) Đào, khoét. ◇Trang Tử 莊子: “Huyệt thất xu hộ” 穴室樞戶 (Đạo Chích 盜跖) Khoét nhà bẻ cửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Hang, ngày xưa đào hang ở gọi là huyệt cư 穴居.
② Cái lỗ, các chỗ quan hệ ở thân thể người cũng gọi là huyệt.
③ Huyệt, hố để mả. Ta gọi đào hố chôn xác là đào huyệt.
④ Ðào.
⑤ Bên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hang, hang hốc, hang động: 虎穴 Hang cọp (hổ); 穴居 Ở hang;
② Huyệt, hố chôn (người);
③ Huyệt vị (châm cứu);
④ (văn) Đào;
⑤ (văn) Bên;
⑥ [Xué] (Họ) Huyệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hang đào trong đất — Cái lỗ lớn — Chỗ ở của loài thú dữ. Td: Hổ huyệt ( hang cọp ) — Chỗ ẩn nấp của kẻ bất lương. Td: Sào huyệt — Lỗ đào để chôn người chết — Chỗ hiểm yếu trên cơ thể. Td: Điểm huyệt ( ấn vào chỗ hiểm ) — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 12