Có 1 kết quả:

chung
Âm Hán Việt: chung
Tổng nét: 20
Bộ: kim 金 (+12 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノ丶一一丨丶ノ一丶一丶ノ一丨フ一一丨一一
Thương Hiệt: CYTG (金卜廿土)
Unicode: U+9418
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: zhōng ㄓㄨㄥ
Âm Nôm: chung, chuông
Âm Nhật (onyomi): ショウ (shō)
Âm Nhật (kunyomi): かね (kane)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: zung1

Tự hình 3

Dị thể 3

Chữ gần giống 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

chung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái chuông
2. phút thời gian

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuông (nhạc khí ngày xưa, thường làm bằng đồng, dùng khi tế tự, yến tiệc hoặc chỉ huy chiến đấu).
2. (Danh) Chuông (chùa). ◇Dữu Tín 庾信: “San tự hưởng thần chung” 山寺響晨鐘 (Bồi giá hạnh chung nam san 陪駕幸終南山) Chùa núi vang tiếng chuông buổi sớm.
3. (Danh) Đồng hồ. ◎Như: “thì đồng” 時鐘 cái đồng hồ.
4. (Danh) Giờ, thời gian. ◎Như: “hạ ngọ tứ điểm chung” 下午四點鐘 bốn giờ chiều.
5. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng thời xưa, bằng mười “hộc” 斛.
6. (Động) Điểm chuông, kêu chuông. ◇Phương Văn 方文: “Tiếu thoại yêm trường trú, Quy thì tự dĩ chung” 笑話淹長晝, 歸時寺已鐘 (Tiếp đãi đình phóng phan giang như 接待亭訪潘江如) Nói cười mãi cả ngày dài, Lúc về chùa đã điểm chuông.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chuông. Trong chùa cứ sớm và tối thì khua chuông, cho nên mới gọi cái đồng hồ đánh chuông là chung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồng hồ;
② Cái chuông;
③ [Zhong] (Họ) Chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chuông — Ngày nay còn có nghĩa là cái đồng hồ — Như chữ Chung 鍾.

Từ ghép 24