Có 1 kết quả:

bi
Âm Hán Việt: bi
Tổng nét: 12
Bộ: tâm 心 (+8 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨一一一丨一一一丶フ丶丶
Thương Hiệt: LYP (中卜心)
Unicode: U+60B2
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: bēi ㄅㄟ
Âm Nôm: bay, bây, bi
Âm Nhật (onyomi): ヒ (hi)
Âm Nhật (kunyomi): かな.しい (kana.shii), かな.しむ (kana.shimu)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: bei1

Tự hình 4

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

1/1

bi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buồn
2. thương cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau thương, đau buồn. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Vạn lí bi thu thường tác khách” 萬里悲秋常作客 (Đăng cao 登高) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
2. (Động) Nhớ thương. ◇Hán Thư 漢書: “Du tử bi cố hương” 游子悲故鄉 (Cao Đế kỉ hạ 高帝紀下) Kẻ đi xa thương nhớ quê cũ.
3. (Danh) Sự buồn đau, sầu khổ. ◎Như: “nhẫn bi” 忍悲 chịu đựng đau thương, “hàm bi” 含悲 ngậm buồn, “nhạc cực sanh bi” 樂極生悲 vui tới cực độ sinh ra buồn.
4. (Danh) Lòng thương xót, hành vi để diệt trừ khổ đau cho con người (thuật ngữ Phật giáo). ◎Như: “từ bi” 慈悲 lòng thương xót. § Ghi chú: Đạo Phật 佛 lấy “từ bi” 慈悲 làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.
5. (Tính) Đau thương, đau buồn. ◇Thi Kinh 詩經: “Nữ tâm thương bi” 女心傷悲 (Bân phong 豳風, Thất nguyệt 七月) Lòng người con gái buồn đau.
6. (Tính) Buồn, thảm. ◎Như: “bi khúc” 悲曲 nhạc buồn, “bi thanh” 悲聲 tiếng buồn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau, khóc không có nước mắt gọi là bi.
② Thương xót, đạo Phật lấy từ bi làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, bi. 【悲哀】bi ai [bei'ai] Bi ai, buồn rầu;
② Thương hại, thương đau, thương xót, lòng thương, lòng trắc ẩn.【悲天憫人】bi thiên mẫn nhân [beitian-mênrén] Buồn trời thương người, khóc hão thương hoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn thương — Nhớ về. Chẳng hạn Bi cố hương ( buồn nhớ quê xưa ).

Từ ghép 33