Có 1 kết quả:

thiêm
Âm Hán Việt: thiêm
Tổng nét: 13
Bộ: nhân 人 (+11 nét)
Lục thư: hội ý
Hình thái:
Nét bút: ノ丶一丨フ一丨フ一ノ丶ノ丶
Thương Hiệt: OMRO (人一口人)
Unicode: U+50C9
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: thấp

Âm đọc khác

Âm Pinyin: qiān ㄑㄧㄢ
Âm Nôm: thiêm
Âm Nhật (onyomi): セン (sen)
Âm Nhật (kunyomi): みな (mina)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: cim1

Tự hình 1

Dị thể 3

Chữ gần giống 57

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

thiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Đều, cùng, hết cả. ◇Tam quốc chí 三國志: “Thử hiền ngu chi sở dĩ thiêm vong kì thân giả dã” 此賢愚之所以僉忘其身者也 (Ngô chí 吳志, Trương Duệ truyện 張裔傳) Vì thế mà người tài kẻ ngu đều quên mình theo ông (chỉ Gia Cát Lượng 諸葛亮).
2. (Đại) Mọi người. ◇Khuất Nguyên 屈原: “Thiêm viết: Hà ưu?” 僉曰: 何憂? (Thiên vấn 天問) Mọi người hỏi: Âu lo gì?
3. (Danh) Họ “Thiêm”.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều, cùng, mọi người đều nói thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Đều, tất cả đều: 儉曰:伯禹作司空 Đều nói: Bá Vũ làm chức tư không (Thượng thư: Thuấn điển); 朝廷僉以爲當,遂改法 Cả triều đình đều cho là đúng, bèn sửa lại luật pháp (Hán thư: Hà Tằng truyện);
② Mọi người, của mọi người: 宜登中樞,以副僉望 Nên lên chỗ chính quyền trung ương, để hợp với điều mong muốn của mọi người (Bạch Cư Dị: Trừ Bùi Kí Trung thư lang đồng Bình chương sự chế).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều. Cùng — Cái néo để đập lúa.

Từ ghép 1