Có 1 kết quả:

sắc
Âm Hán Việt: sắc
Tổng nét: 18
Bộ: hoà 禾 (+13 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: ノ一丨ノ丶一丨ノ丶ノ丶一丨フ丨フ一一
Thương Hiệt: HDGOW (竹木土人田)
Unicode: U+7A61
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: trung bình

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄙㄜˋ
Âm Nôm: sắc
Âm Nhật (onyomi): ショク (shoku)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: sik1

Tự hình 2

Dị thể 7

Chữ gần giống 25

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/1

sắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

gặt hái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa, cốc đã chín, có thể gặt gái. ◇Tấn Thư 晉書: “Hạn niên chi vọng phong sắc” 旱年之望豐穡 (Nguyễn Chủng truyện 阮种傳) Năm nắng hạn mà mong ngóng lúa chín được mùa.
2. (Động) Gặt hái. ◇Thi Kinh 詩經: “Bất giá bất sắc, Hồ thủ hòa tam bách triền hề?” 不稼不穡, 胡取禾三百廛兮 (Ngụy phong 魏風, Phạt đàn 伐檀) Không cấy không gặt, Làm sao lấy được lúa của ba trăm nhà?
3. (Động) Canh chủng, trồng trọt.
4. (Động) Tiết kiệm, keo lận.

Từ điển Thiều Chửu

① Gặt hái.
② Lận, keo.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Gặt: 穡事 Việc gặt hái, việc đồng áng; 穡夫 Nông phu, nhà nông. Xem 稼穡 [jiàsè];
② Keo, lận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín gặt được — Gặt lúa — Thâu góp. Gom lại.

Từ ghép 3