Có 2 kết quả:

phảphổ
Âm Hán Việt: phả, phổ
Tổng nét: 19
Bộ: ngôn 言 (+12 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: 丶一一一丨フ一丶ノ一丨丨丶ノ一丨フ一一
Thương Hiệt: YRTCA (卜口廿金日)
Unicode: U+8B5C
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄆㄨˇ
Âm Nôm: phả, phổ
Âm Nhật (onyomi): フ (fu)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: pou2

Tự hình 3

Dị thể 6

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

1/2

phả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎Như: “gia phổ” 家譜 phả chép thế thứ trong dòng họ, “niên phổ” 年譜 phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là “đồng phổ” 同譜. Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là “phổ huynh đệ” 譜兄弟.
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎Như: “kì phổ” 棋譜 sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎Như: “nhạc phổ” 樂譜 khúc nhạc, “bối phổ” 背譜 bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎Như: “giá thoại dũ thuyết dũ li phổ” 這話愈說愈離譜 lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎Như: “bả giá thủ thi phổ thành ca khúc” 把這首詩譜成歌曲 phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇Nạp Lan Tính Đức 納蘭性德: “Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu” 欲譜頻年離恨, 言已盡, 恨未消 (Điện cấp lưu quang từ 電急流光詞) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là “phả”.

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ 家譜 phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ 年譜 phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ 同普. Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ 譜兄弟.
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sách ghi chép sự việc theo thứ tự. Td: Gia phả ( sách chép sự liên lạc giữ nhiều người trong nhà theo các đời trước sau ) Chép thành bài bản — Cũng đọc Phổ. Xem thêm Phổ.

Từ ghép 5

phổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎Như: “gia phổ” 家譜 phả chép thế thứ trong dòng họ, “niên phổ” 年譜 phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là “đồng phổ” 同譜. Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là “phổ huynh đệ” 譜兄弟.
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎Như: “kì phổ” 棋譜 sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎Như: “nhạc phổ” 樂譜 khúc nhạc, “bối phổ” 背譜 bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎Như: “giá thoại dũ thuyết dũ li phổ” 這話愈說愈離譜 lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎Như: “bả giá thủ thi phổ thành ca khúc” 把這首詩譜成歌曲 phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇Nạp Lan Tính Đức 納蘭性德: “Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu” 欲譜頻年離恨, 言已盡, 恨未消 (Điện cấp lưu quang từ 電急流光詞) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là “phả”.

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ 家譜 phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ 年譜 phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ 同普. Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ 譜兄弟.
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phổ, phả, sổ, bảng ghi: 譜曲 Phổ nhạc; 家譜 Gia phả; 年譜 Niên phổ;
② (văn) Khúc hát, bản nhạc;
③ Vững lòng, vững tâm, chắc chắn: 他作事有譜 兒 Anh ấy làm việc chắc chắn lắm; 心中有譜 Vững lòng; 心裡沒個譜兒 Không vững tâm; 這事一點兒譜都沒有 Việc này chẳng chắc chắn gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sổ để ghi chép sự việc. Td: Gia phổ ( Sổ sách ghi chép liên hệ các đời và mọi người trong họ ) — Dùng dấu hiệu để ghi chép âm nhạc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thưa rằng bạc mệnh khúc này, phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ « — Cũng đọc Phả.

Từ ghép 7