Có 8 kết quả:

恚 khuể煃 khuể罣 khuể跬 khuể蹞 khuể頃 khuể頍 khuể顷 khuể

1/8

khuể [huệ]

U+605A, tổng 10 nét, bộ tâm 心 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

tức giận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tức giận, oán hận. ◎Như: “khuể hận” oán hận. ◇Pháp Hoa Kinh : “Thâm trước ngã kiến, tăng ích sân khuể” , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Lòng chấp ngã sâu chặt, thêm nhiều tính giận hờn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tức giận, bảo người ta không nghe mang lòng tức giận gọi là khuể.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Oán, tức giận: Oán hận, oán giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận ghét.

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

khuể

U+7143, tổng 13 nét, bộ hoả 火 (+9 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng lửa cháy — Ngọn lửa.

Tự hình 1

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

khuể [quái]

U+7F63, tổng 11 nét, bộ võng 网 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngại, làm trở ngại. ◇Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : “Tâm vô quái ngại” Tâm không vướng ngại.
2. § Có khi đọc là “khuể”.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngại, làm trở ngại. Nay gọi các quan đang tại chức bị trách phạt là quái ngộ . Có khi đọc là chữ khuể. Tâm vô quái ngại tâm không vướng ngại (Bát nhã ba la mật đa tâm kinh ).

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khuể

U+8DEC, tổng 13 nét, bộ túc 足 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. nửa bước chân, bước một chân
2. thời gian ngắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nửa bước. § Bước một chân gọi là “khuể” , bước hai chân gọi là “bộ” . ◎Như: “khuể bộ” nửa bước, khoảng cách rất ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nửa bước, bước một chân gọi là khuể (3 thước), bước hai chân gọi là bộ (6 thước). Vì thế nên thì giờ rất ngắn, rất ngặt gọi là khuể bộ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nửa bước (bước một chân).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giơ chân lên để bước, nhưng chưa kịp đặt chân xuống. Bước nửa chừng.

Tự hình 2

Dị thể 4

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khuể [khuế]

U+8E5E, tổng 18 nét, bộ túc 足 (+11 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nửa bước chân, bước một chân
2. thời gian ngắn

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ khuể .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Khuể — Các âm khác là Khoảnh, Khuynh.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

khuể [khoảnh, khuynh]

U+9803, tổng 11 nét, bộ hiệt 頁 (+2 nét)
phồn thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. mảnh đất
2. phúc chốc, nhanh chóng
3. nửa bước chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: đơn vị diện tích ruộng đất, một trăm mẫu là một “khoảnh”.
2. (Danh) Thời gian vừa qua. ◇Sầm Tham : “Khoảnh lai phế chương cú, Chung nhật phi án độc” , (Quận trai nhàn tọa ) Gần đây bỏ hết văn chương thơ phú, Suốt ngày chỉ mở xem án kiện (làm việc công).
3. (Tính) Gần. ◎Như: “khoảnh niên dĩ lai” gần một năm nay.
4. (Phó) Vụt chốc. ◎Như: “nga khoảnh” vụt chốc, “khoảnh khắc” giây lát.
5. (Phó) Vừa mới. ◎Như: “khoảnh tiếp lai thư” vừa nhận được thư.
6. (Phó) Khoảng (thời gian). ◎Như: “Quang Tự nhị thập niên khoảnh” khoảng những năm hai mươi triều Quang Tự.
7. Một âm là “khuynh”. (Tính) Nghiêng, lệch. § Thông “khuynh” . ◇Hán Thư : “Bất đan khuynh nhĩ nhi thính dĩ thông” (Vương Bao truyện ) Không nghiêng hết tai mà nghe đã rõ.
8. Lại một âm là “khuể”. (Danh) Nửa bước.

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa ruộng trăm mẫu.
② Vụt chốc. Như nga khoảnh vụt chốc, khoảnh khắc giây lát, v.v.
③ Một âm là khuynh. Nghiêng lệch, cùng nghĩa với chữ khuynh .
④ Lại một âm là khuể. Nửa bước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nửa bước.

Tự hình 3

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khuể [khởi, quỹ]

U+980D, tổng 13 nét, bộ hiệt 頁 (+4 nét)
phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngẩng đầu.
2. (Danh) Ngày xưa là đồ trang sức trên tóc để giữ mũ cho chặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngẩng đầu lên — Vẻ mạnh mẽ, quả quyết — Kẹp lên tóc. Cài nghiêng trên tóc.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

khuể [khoảnh, khuynh]

U+9877, tổng 8 nét, bộ hiệt 頁 (+2 nét)
giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. mảnh đất
2. phúc chốc, nhanh chóng
3. nửa bước chân

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0