Có 1 kết quả:

toan

1/1

toan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vị chua
2. đau ê ẩm
3. axít

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị chua. ◇Tuân Tử 荀子: “Khẩu biện toan, hàm, cam, khổ” 口辨酸, 鹹, 甘, 苦 (Vinh nhục 榮辱) Miệng nhận biết được (những vị) chua, mặn, ngọt, đắng.
2. (Danh) Chất hóa học có vị chua, chất acid. ◎Như: “diêm toan” 鹽酸 chất chua lấy ở muối ra, “lưu toan” 硫酸 chất chua lấy ở lưu hoàng ra.
3. (Danh) Nỗi đau thương, bi thống. ◇Hàn Dũ 韓愈: “Hàm toan bão thống” 銜酸抱痛 (Hạ sách tôn hào biểu 賀冊尊號表) Ngậm chua ôm đau (ngậm đắng nuốt cay, đau đớn ê chề).
4. (Tính) Chua. ◎Như: “toan mai” 酸梅 mơ chua.
5. (Tính) Ê ẩm, mỏi, nhức. § Cũng như “toan” 痠. ◎Như: “yêu toan bối thống” 腰酸背痛 lưng mỏi vai đau, “toan tị” 酸鼻 mũi buốt. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Tam nhị lí đa lộ, khán khán cước toan thối nhuyễn, chánh tẩu bất động, khẩu lí bất thuyết, đỗ lí trù trừ” 三二里多路, 看看腳酸腿軟, 正走不動, 口里不說, 肚里躊躇 (Đệ nhất hồi) Đi hơn vài dặm, thì thấy chân đau đùi mỏi, bước lên không được nữa, miệng không nói ra (nhưng) trong bụng đã thấy ngần ngại.
6. (Tính) Đau xót. ◎Như: “tâm toan” 心酸 đau lòng, “tân toan” 辛酸 chua xót.
7. (Tính) Cũ, cổ hủ, tồi tệ. ◎Như: “hàn toan” 寒酸 nghèo hèn (học trò), “toan tú tài” 酸秀才 hủ nho.
8. (Động) Hóa chua. ◎Như: “ngưu nãi dĩ kinh toan liễu, bất năng hát” 牛奶已經酸了, 不能喝 sữa bò hóa chua rồi, không uống được nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chua.
② Một danh từ về môn hoá học để gọi các chất hàm có vị chua. Như diêm toan 鹽酸 (chất chua lấy ở muối ra), lưu toan 硫酸 (chất chua lấy ở lưu hoàng ra), v.v.
③ Ðau ê. Như yêu toan 腰酸 lưng ê.
④ Ðau xót. Như toan tị 酸鼻 buốt mũi, tâm toan 心酸 mủi lòng, v.v.
⑤ Học trò nghèo gọi là hàn toan 寒酸.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hoá) Chất axít: 醋酸 Axít axetic; 鹽酸 Axít clohy-đric; 硝酸 Axít nitric;
② Chua: 這個梨眞酸 Quả lê này chua quá;
③ Mỏi, đau ê, ê ẩm, hơi đau: 腰酸腿疼 Lưng mỏi chân đau; 腰有點發酸 Lưng hơi đau;
④ Đau xót: 心酸 Đau lòng; 十分悲酸 Rất là đau thương; 心酸 Đau lòng;
⑤ Cổ hủ, tồi: 寒酸 Tồi tệ; 酸秀才 Hủ nho; 寒酸 Học trò nghèo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị chua. Td: Tân toan ( chua cay ) — Chất chua. Td: Cường toan ( chất chua rất mạnh, tức chất acide ) — Đau khổ — Nghèo khổ.

Từ ghép 11