Có 5 kết quả:

帖 thiệp拾 thiệp捷 thiệp歙 thiệp涉 thiệp

1/5

thiệp [kiệp, thập]

U+62FE, tổng 9 nét, bộ thủ 手 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhặt, mót. ◎Như: “thập nhân nha tuệ” 拾人牙慧 mót nhặt lời nói hoặc chủ trương của người khác, “thập kim bất muội” 拾金不昧 nhặt được vàng không giấu giếm (thấy tiền của người khác làm rơi mất, không tham lấy làm của mình). ◇Nguyễn Du 阮攸: “Hành ca thập tuệ thì” 行歌拾穗時 (Vinh Khải Kì 榮棨期) Vừa ca vừa mót lúa.
2. (Động) Thu dọn, thu xếp. ◎Như: “bả phòng gian thu thập can tịnh” 把房間收拾乾淨 thu dọn nhà cửa cho sạch sẽ. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Vân Trường viết: Sự dĩ chí thử, tức đương thu thập tiền khứ” 雲長曰: 事已至此, 即當收拾前去 (Đệ ngũ hồi) (Quan) Vân Trường nói: Việc đã xảy ra như thế, ta nên thu xếp ngay đi thôi.
3. (Danh) Mười, chữ “thập” 十 viết cho khó sửa chữa.
4. (Danh) Cái bao bằng da bọc cánh tay (để bắn cung thời xưa).
5. Một âm là “thiệp”. (Phó) Từng bậc từ duới đi lên. ◎Như: “thiệp cấp nhi đăng” 拾級而豋 từng bậc mà lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhặt nhạnh.
② Mười, cũng như chữ thập 十.
③ Cái bao bằng da bọc cánh tay.
④ Một âm là thiệp. Liền bước, như thiệp cấp nhi đăng 拾級而豋 liền bước noi từng bực mà lên.
⑤ Lại một âm là kiệp. Lần lượt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lần lượt (biểu thị động tác tiến hành luân phiên): 拾級而登 Leo lên từng bực một; 左右告矢具,請拾投 Tả hữu cho biết các mũi tên đã chuẩn bị đủ, xin lần lượt ném (Lễ kí: Đầu hồ).

Tự hình 3

Dị thể 2

Chữ gần giống 13

Một số bài thơ có sử dụng

thiệp [tiệp]

U+6377, tổng 11 nét, bộ thủ 手 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chiến thắng, thắng lợi. ◎Như: “tiệp báo” 捷報 báo tin thắng trận, “hạ tiệp” 賀捷 mừng thắng trận.
2. (Tính) Nhanh, mau lẹ. ◎Như: “mẫn tiệp” 敏捷 nhanh nhẹn, “tiệp túc tiên đắc” 捷足先得 nhanh chân được trước. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Bảo Ngọc kiến Bảo Cầm niên kỉ tối tiểu, tài hựu mẫn tiệp, thâm vi kì dị” 寶玉見寶琴年紀最小, 才又敏捷,深為奇異 (Đệ ngũ thập hồi) Bảo Ngọc thấy Bảo Cầm nhỏ tuổi hơn cả, lại có tài nhanh nhẹn, thật lấy làm kì lạ.
3. (Danh) Chiến lợi phẩm. ◇Tả truyện 左傳: “Lục nguyệt, Tề Hầu lai hiến nhung tiệp” 六月, 齊侯來獻戎捷 (Trang Công tam thập nhất niên 莊公三十一年) Tháng sáu, Tề Hầu đến dâng chiến lợi phẩm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh được, phàm sự gì nên công cũng gọi là tiệp cả, thi đỗ cũng gọi là tiệp.
② Nhanh, như tiệp túc tiên đắc 捷足先得 nhanh chân được trước.
③ Một âm là thiệp. Thiệp thiệp 捷捷 tiếng chép miệng.

Tự hình 4

Dị thể 8

Một số bài thơ có sử dụng

thiệp [hấp]

U+6B59, tổng 16 nét, bộ khiếm 欠 (+12 nét)
hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hút vào. § Cũng như “hấp” 吸.
2. (Phó) Đồng lòng, đều cả, nhất trí.
3. Một âm là “thiệp”. (Danh) Tên huyện ở tỉnh An Huy, nổi tiếng sản xuất nghiên mực rất tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hút vào, cùng một nghĩa với chữ hấp 吸.
② Tên đất.
③ Cùng nghĩa với chữ hấp 翕.
④ Cùng nghĩa với chữ 脅.
⑤ Một âm là thiệp. Tên đất.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

thiệp

U+6D89, tổng 10 nét, bộ thuỷ 水 (+7 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. lội
2. bước vào, dấn thân vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lội, qua sông. ◎Như: “thiệp giang” 涉江 qua sông, “bạt thiệp” 跋涉 lặn lội.
2. (Động) Đến, trải qua, kinh lịch. ◎Như: “thiệp thế” 涉世 trải việc đời.
3. (Động) Liên quan, dính líu. ◎Như: “giao thiệp” 交涉 liên hệ qua lại, “can thiệp” 干涉 can dự, dính vào, “thiệp hiềm” 涉嫌 có hiềm nghi.
4. (Động) Động, cầm. ◎Như: “thiệp bút” 涉筆 cầm bút.

Từ điển Thiều Chửu

① Lội, lội qua sông gọi là thiệp 涉, qua bãi cỏ gọi là bạt 跋, vì thế đi đường khó nhọc gọi là bạt thiệp 跋涉 (lặn lội).
② Sự gì có quan hệ liên lạc với nhau gọi là thiệp, như giao thiệp 交涉, can thiệp 干涉, v.v.
③ Sự gì không quan thiệp đến gọi là vô thiệp 無涉.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lội sông: 跋山涉水 Trèo đèo lội suối;
② Lịch duyệt: 涉險 Mạo hiểm, vượt nguy hiểm, liều; 涉世 Từng trải cuộc đời, nếm đủ mùi đời;
③ Liên quan, dính dáng: 這件事牽涉到很多方面 Việc này liên quan tới nhiều mặt; 不要涉及其它問題 Không nên dính dáng đến vấn đề khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lội qua dòng nước — Bước qua. Trải qua — Dính dáng vào chuyện gì. Td: Can thiệp.

Tự hình 5

Dị thể 6

Chữ gần giống 2

Từ ghép 6

Một số bài thơ có sử dụng