Có 5 kết quả:

亡 vong亾 vong兦 vong妄 vong忘 vong

1/5

vong []

U+4EA1, tổng 3 nét, bộ đầu 亠 (+1 nét)
phồn & giản thể, chỉ sự

Từ điển phổ thông

1. mất đi
2. chết, mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất. ◎Như: “vong dương bổ lao” mất cừu (mới lo) sửa chuồng.
2. (Động) Trốn. ◎Như: “lưu vong” trốn chạy, “vong mệnh” trốn bước hoạn nạn. ◇Chiến quốc sách : “Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy” , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
3. (Động) Chết. ◎Như: “tử vong” chết mất, “thương vong” bị chết.
4. (Động) Bị tiêu diệt. ◎Như: “diệt vong” bị tiêu diệt.
5. (Động) Đi vắng. ◇Luận Ngữ : “Khổng Tử thì kì vong dã, nhi vãng bái chi” , (Dương Hóa ) Khổng Tử thừa lúc người đó (Dương Hóa ) đi vắng (vì Khổng Tử muốn tránh gặp mặt), mà lại nhà tạ ơn.
6. (Động) Quên. § Thông “vong” .
7. (Tính) Đã chết. ◎Như: “vong đệ” người em đã chết, “vong phụ” cha đã chết.
8. Một âm là “vô”. (Động) Không có. § Nghĩa như chữ “vô” .

Từ điển Thiều Chửu

① Mất, như Lương vong nước Lương mất rồi.
② Trốn, như lưu vong đói khát trôi giạt mất, vong mệnh trốn bước hoạn nạn.
③ Chết, như vong đệ người em đã chết, điệu vong vợ chết.
④ Một âm là vô. Nghĩa như chữ vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trốn: Chạy trốn; Ngô Quảng cố ý nhiều lần nói rõ mình muốn bỏ trốn (Sử kí);
② Mất, lạc: Mất nước diệt nòi; Đến tối thì quả nhiên mất rất nhiều tiền của (Hàn Phi tử);
③ Ra ngoài, đi vắng: , Khổng tử thừa lúc Dương Hoá đi vắng, mà đến thăm (Luận ngữ: Dương Hoá);
④ Vong, chết: Thương vong rất ít; Em trai đã chết; Nay Lưu Biểu vừa mới chết (Tư trị thông giám);
⑤ (văn) Quên (dùng như ): , ! Trong lòng buồn lo, làm sao quên được! (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trốn đi. Td: Đào vong — Chết. Td: Tử vong — Mất, không còn nữa. Td: Bại vong — Xem Vô.

Tự hình 6

Dị thể 4

Từ ghép 23

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

vong

U+4EBE, tổng 3 nét, bộ nhân 人 (+1 nét)
hội ý

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết của chữ Vong .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

vong

U+5166, tổng 3 nét, bộ nhập 入 (+1 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Vong .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

vong [, vương]

U+5FD8, tổng 7 nét, bộ tâm 心 (+3 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

quên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quên. ◎Như: “phế tẩm vong thực” bỏ ngủ quên ăn. ◇Nguyễn Trãi : “Nhật trường ẩn kỉ vong ngôn xứ” (Đề Trình xử sĩ Vân oa đồ ) Ngày dài tựa ghế, quên nói năng.
2. (Động) Mất. § Cũng như “vong” , “thất” . ◇Hán Thư : “Thần văn Tử Tư tận trung nhi vong kì hiệu” (Vũ Ngũ Tử truyện ) Thần nghe nói Tử Tư tận trung mà mất danh hiệu của mình.
3. (Động) Bỏ sót, bỏ rơi. ◇Hậu Hán Thư : “Bần tiện chi tri bất khả vong” (Tống Hoằng truyện ) Bạn biết nhau thuở nghèo hèn không thể bỏ quên.

Từ điển Thiều Chửu

① Quên.
② Nhãng qua.
③ Bỏ sót. Dùng làm chữ chuyển câu, nghĩa là không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quên, không nhớ đến: Bỏ quên; Quên bẵng; Quên ăn mất ngủ;
② (văn) Bỏ sót (một dòng...);
③ (văn) Xao lãng, xao nhãng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quên đi. Không còn nhớ được nữa.

Tự hình 4

Dị thể 1

Từ ghép 17

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0