Có 4 kết quả:

卜 bốc樸 bốc蔔 bốc蹼 bốc

1/4

bốc [bặc]

U+535C, tổng 2 nét, bộ bốc 卜 (+0 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

bói xem tốt xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đốt mai rùa để bói xấu tốt. ◇Thư Kinh : “Mai bốc công thần, duy cát chi tòng” , (Đại Vũ mô ) Nhất nhất bói xem các bầy tôi, ai là tốt hơn mà theo. § Đời sau dùng quan tể tướng gọi là “mai bốc” là theo nghĩa ấy.
2. (Động) Dự liệu, đoán trước. ◎Như: “định bốc” đoán định, “vị bốc” chưa đoán biết. ◇Sử Kí: “Thí diên dĩ công chúa, Khởi hữu lưu tâm tắc tất thụ chi, vô lưu tâm tắc tất từ hĩ. Dĩ thử bốc chi” , , . (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Xin thử (ướm lời) gả công chúa cho, nếu (Ngô) Khởi muốn ở lại thì sẽ nhận, bằng không thì tất từ chối. Do đó mà đoán được (ý ông ta).
3. (Động) Tuyển chọn. ◎Như: “bốc cư” chọn đường cư xử, “bốc lân” chọn láng giềng.
4. (Danh) Họ “Bốc”.
5. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Bói rùa. Ðốt mai rùa để xem xấu tốt gọi là bốc. Như mai bốc công thần, duy cát chi tòng bói xem các bầy tôi ai là tốt hơn. Ðời sau dùng quan tể tướng gọi là mai bốc là theo nghĩa ấy.
② Bói thử, như xem chim sâu kêu mà đoán xem mưa nắng gọi là bốc. Bây giờ gọi sự đã dự kì () là định bốc , gọi sự chưa biết () là vị bốc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bói: Chưa bói đã biết trước; Bói đường cư xử;
② Dự đoán, biết trước: Đoán trước, biết trước; Chưa biết trước;
③ [Bư] (Họ) Bốc. Xem [bo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bói toán để biết việc tương lai — Lựa chọn — Tên trong các bộ chữ Trung Hoa.

Tự hình 5

Dị thể 3

Từ ghép 13

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

bốc [phác]

U+6A38, tổng 16 nét, bộ mộc 木 (+12 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giản dị, thật thà. ◎Như: “phác tố” giản dị, “phác chuyết” thật thà vụng về. ◇Đạo Đức Kinh : “Ngã vô sự nhi dân tự phú, Ngã vô dục nhi dân tự phác” , (Chương 57) Ta "vô sự" mà dân tự giàu, Ta không ham muốn mà dân trở thành chất phác. ◇Đỗ Mục : “Thị dĩ ý toàn thắng giả, từ dũ phác nhi văn dũ cao” , (Đáp Trang Sung thư ) Tức là lấy ý trên hết cả, lời càng giản dị mà văn càng cao.
2. (Động) Đẽo, gọt. ◇Thư Kinh : “Kí cần phác trác” (Tử tài ) Siêng năng đẽo gọt.
3. (Danh) Gỗ chưa đẽo gọt thành đồ dùng.
4. (Danh) Mộc mạc. ◇Đạo Đức Kinh : “Vi thiên hạ cốc, Thường đức nãi túc, Phục quy ư phác” (Chương 28) Là hang sâu cho thiên hạ, Hằng theo Đức mới đủ, Trở về với Mộc mạc.
5. Một âm là “bốc”. (Danh) Cây “bốc”.

Từ điển Thiều Chửu

① Mộc mạc.
② Ðẽo, gọt.
③ Phàm đồ đạc đang làm chưa xong đều gọi là phác.
④ Một âm là bốc. Cây bốc.

Tự hình 3

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

bốc [phốc]

U+8E7C, tổng 19 nét, bộ túc 足 (+12 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mạng ngón chân, mạng bàn chân (như các giống chim ở nước, loài động vật cho bú...)
2. Một âm là “phốc”. § Dùng như “phốc” .

Từ điển Thiều Chửu

① Mạng ngón chân, mạng bàn chân các giống chim ở nước. Cũng đọc là phốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái màng nối liền các ngón chân của loài chim bơi trên mặt nước ( như vịt chẳng hạn ).

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0