Có 5 kết quả:

撿 liệm斂 liệm殮 liệm溓 liệm臉 liệm

1/5

liệm [liễm]

U+6582, tổng 17 nét, bộ phác 攴 (+13 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu, góp. ◎Như: “liễm tài” 斂財 thu tiền. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Tấn tri kì do, liễm ti tống quy” 訊知其由, 斂貲送歸 (Trúc Thanh 竹青) Hỏi biết nguyên do, góp quyên tiền giúp cho về quê.
2. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎Như: “liễm dong” 斂容 nghiêm sắc mặt.
3. (Động) Co, rút lại. ◎Như: “liễm thủ” 斂手 co tay (không dám hành động), “liễm túc” 斂足 rụt chân.
4. (Động) Ẩn giấu, cất.
5. (Danh) Thuế. ◇Mạnh Tử 孟子: “Bạc kì thuế liễm” 薄其稅斂 (Tận tâm thượng 盡心上) Giảm bớt thuế má.
6. (Danh) Họ “Liễm”.
7. Một âm là “liệm”. (Động) Thay áo người chết để cho vào quan tài. § Thông “liễm” 殮. ◇Hàn Dũ 韓愈: “Liệm bất bằng kì quan, biếm bất lâm kì huyệt” 斂不憑 其棺, 窆不臨其穴 (Tế thập nhị lang văn 祭十二郎文) Khi liệm (cháu), (chú) không được dựa bên quan tài, khi hạ quan, không được đến bên huyệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thu góp lại.
② Cất, giấu, như liễm thủ 斂手 thu tay, liễm tích 斂跡 giấu tung tích, v.v.
③ Thu liễm (giót đọng lại không tan ra).
④ Rút bớt lại.
④ Một âm là liệm. Thay áo cho người chết là tiểu liệm 小斂, nhập quan là đại liệm 大斂.

Tự hình 1

Dị thể 3

Chữ gần giống 56

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

liệm [liễm]

U+6BAE, tổng 17 nét, bộ ngạt 歹 (+13 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

Đặt người chết vào áo quan, liệm xác: 入殮 Nhập liệm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bọc thây người chết để cho vào áo quan. Cũng đọc Liễm.

Tự hình 1

Dị thể 3

Chữ gần giống 50

Từ ghép 3

Bình luận 0

liệm [liêm, liễm, niêm]

U+6E93, tổng 13 nét, bộ thuỷ 水 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

liệm [kiểm, liễm, thiểm]

U+81C9, tổng 17 nét, bộ nhục 肉 (+13 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt. ◎Như: “tẩy kiểm” 洗臉 rửa mặt.
2. (Danh) Thể diện, mặt mũi. ◎Như: “đâu kiểm” 丟臉 mất thể diện, “vô kiểm kiến nhân” 無臉見人 không còn mặt mũi nào mà gặp người ta.
3. (Danh) Sắc mặt, vẻ mặt. ◎Như: “biến kiểm” 變臉: (1) Đột ngột biến sắc mặt, tỏ vẻ quyết liệt. (2) Chỉ nghệ thuật diễn kịch đặc thù của Tứ Xuyên, biến hóa nét mặt biểu hiện tình cảm nội tâm nhân vật.
4. § Ghi chú: Còn đọc là “liệm” hoặc “thiểm”.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 48

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0