Có 4 kết quả:

印 ấn隐 ấn隱 ấn鮣 ấn

1/4

ấn

U+5370, tổng 5 nét, bộ tiết 卩 (+3 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. in ấn
2. cái ấn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con dấu (khắc bằng gỗ, kim loại, đá). § Phép nhà Thanh định, con dấu của các quan thân vương trở lên gọi là “bảo” 寶, từ quận vương trở xuống gọi là “ấn” 印, của các quan nhỏ gọi là “kiêm kí” 鈐記, của các quan khâm sai gọi là “quan phòng” 關防, của người thường dùng gọi là “đồ chương” 圖章 hay là “tư ấn” 私印.
2. (Danh) Dấu, vết. ◎Như: “cước ấn” 腳印 vết chân, “thủ ấn” 手印 dấu tay.
3. (Danh) Tên tắt của “Ấn Độ” 印度. ◎Như: “Trung Ấn điều ước” 中印條約 điều ước thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
4. (Danh) Họ “Ấn”.
5. (Động) Để lại dấu tích trên vật thể. ◎Như: “ấn thượng chỉ văn” 印上指紋 lăn dấu tay, “thâm thâm ấn tại não tử lí” 深深印在腦子裡 in sâu trong trí nhớ.
6. (Động) In. ◎Như: “ấn thư” 印書 in sách, “bài ấn” 排印 sắp chữ đưa in.
7. (Động) Phù hợp. ◎Như: “tâm tâm tương ấn” 心心相印 tâm đầu ý hợp, “hỗ tương ấn chứng” 互相印證 nhân cái nọ biết cái kia.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ấn (con dấu). Phép nhà Thanh định, ấn của các quan thân vương trở lên gọi là bảo 寶, từ quận vương trở xuống gọi là ấn 印, của các quan nhỏ gọi là kiêm kí 鈐記, của các quan khâm sai gọi là quan phòng 關防, của người thường dùng gọi là đồ chương 圖章 hay là tư ấn 私印.
② In. Khắc chữ in chữ gọi là ấn, cái đồ dùng in báo in sách gọi là ấn loát khí 印刷器.
③ Như in vào, cái gì còn có dấu dính vào vật khác đều gọi là ấn. Hai bên hợp ý cùng lòng gọi là tâm tâm tương ấn 心心相印, nhân cái nọ biết cái kia gọi là hỗ tương ấn chứng 互相印證.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) dấu: 蓋印 Đóng dấu;
② Dấu (vết): 腳印 Vết chân;
③ In: 印書 In sách; 深深印在腦子裡 In sâu trong trí nhớ;
④ Hợp: 心心相印 Tâm đầu ý hợp;
⑤ [Yìn] (Họ) Ấn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con dấu. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — in vết vào đâu — Họ người. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — In vết vào đâu — Họ người.

Tự hình 5

Dị thể 3

Từ ghép 41

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ấn [ẩn]

U+9690, tổng 11 nét, bộ phụ 阜 (+9 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ “ẩn” 隱.
2. Giản thể của chữ 隱.

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ấn [ẩn]

U+96B1, tổng 16 nét, bộ phụ 阜 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là “ẩn hoạn” 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là “ẩn tình” 隱情.
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là “ẩn luân” 隱淪 hay “ẩn dật” 隱逸.
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎Như: “ẩn ư bình hậu” 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎Như: “tử vị phụ ẩn” 子爲父隱 con giấu cho cha. ◇Tây du kí 西遊記: “Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh” 起伏巒頭龍脈好, 必有高人隱姓名 (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇Luận Ngữ 論語: “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ” 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇Mạnh tử 孟子: “Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa” 王若隱其無罪而就死地 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎Như: “ẩn ẩn” 隱隱 lờ mờ, “ẩn nhiên” 隱然 hơi ro rõ vậy, “ẩn ước” 隱約 lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇Quốc ngữ 國語: “Cần tuất dân ẩn” 勤恤民隱 (Chu ngữ thượng 周語上) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là “ấn”. (Động) Tựa. ◎Như: “ấn kỉ nhi ngoạ” 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, “ấn nang” 隱囊 tựa gối. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: “Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm” 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là 隠.

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình 隱情, v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân 隱淪 hay ẩn dật 隱逸.
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn 子爲父隱 con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ 論語 nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎,吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn 民隱.
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn 隱隱 lờ mờ, ẩn nhiên 隱然 hơi ro rõ vậy, ẩn ước 隱約 lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngoạ 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, ấn nang 隱囊 tựa gối. Tục viết là 隠.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

Tự hình 4

Dị thể 8

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ấn

U+9BA3, tổng 16 nét, bộ ngư 魚 (+5 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cá ép

Từ điển Trần Văn Chánh

Cá ép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cá biển, mình tròn đen, tên khoa học là Leptecheneis Nanrates.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0