Có 11 kết quả:

㥯 ẩn嶾 ẩn檼 ẩn櫽 ẩn殷 ẩn瘾 ẩn癮 ẩn讔 ẩn隐 ẩn隠 ẩn隱 ẩn

1/11

ẩn

U+396F, tổng 14 nét, bộ tâm 心 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cẩn thận, thận trọng
2. thương hại, thương xót, quan tâm, lo lắng

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ẩn [nhạc]

U+5DBE, tổng 17 nét, bộ sơn 山 (+14 nét)
phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Ẩn lân .

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

ẩn

U+6ABC, tổng 18 nét, bộ mộc 木 (+14 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột. Cái cột nhà.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Bình luận 0

ẩn [ổn]

U+6AFD, tổng 20 nét, bộ mộc 木 (+16 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: ẩn quát )

Từ điển Trần Văn Chánh

ẩn quát [yênkuò] (văn) Dụng cụ để uốn tre. Cv. .

Tự hình 1

Dị thể 4

Từ ghép 1

Bình luận 0

ẩn [an, yên, ân]

U+6BB7, tổng 10 nét, bộ thù 殳 (+6 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

sấm động, ù ù

Từ điển Thiều Chửu

① Thịnh, đầy đủ, như ân phủ giàu có thịnh vượng.
② Bọn đông, như ân kiến đông người họp mặt.
③ Nhà Ân, vua Bàn Canh nhà Thương thiên đô sang đất Ân.
④ Ân ân lo đau đáu.
⑤ Chính giữa.
⑥ To lớn.
⑥ Một âm là an. Ðỏ sẫm, màu đỏ sẫm mặt không được tươi.
⑦ Một âm nữa là ẩn. Sấm động, ù ù.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tiếng chấn động, tiếng sấm động, ì ầm: Tiếng sấm nổ ì ầm, ở phía nam núi Nam (Thi Kinh: Thiệu Nam, Ẩn kì lôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Ẩn ẩn — Một âm khác là Ân.

Tự hình 6

Dị thể 3

Chữ gần giống 4

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ẩn

U+763E, tổng 16 nét, bộ nạch 疒 (+11 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

mắc nghiện

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiện, mê: Nghiện thuốc lá; Mê bóng;
② Thoả thích: Chưa thoả thích.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

ẩn

U+766E, tổng 21 nét, bộ nạch 疒 (+16 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

mắc nghiện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh nghiện, chứng quen một thứ gì không bỏ được. ◎Như: “yên ẩn” nghiện thuốc lá, “tửu ẩn” nghiện rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắc nghiện, nghiện một thứ gì thành quen không không thể bỏ được gọi là ẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiện, mê: Nghiện thuốc lá; Mê bóng;
② Thoả thích: Chưa thoả thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiện ngập, bệnh nghiện.

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

ẩn

U+8B94, tổng 23 nét, bộ ngôn 言 (+16 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

câu đố

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Câu đố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói có tính cách thí dụ, chỉ một ý nghĩa nào.

Tự hình 1

Dị thể 2

Bình luận 0

ẩn [ấn]

U+9690, tổng 11 nét, bộ phụ 阜 (+9 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ “ẩn” .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ ẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai hoạ ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 5

Chữ gần giống 3

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ẩn

U+96A0, tổng 13 nét, bộ phụ 阜 (+11 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của chữ “ẩn” .

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

ẩn [ấn]

U+96B1, tổng 16 nét, bộ phụ 阜 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là “ẩn hoạn” , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là “ẩn tình” .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là “ẩn luân” hay “ẩn dật” .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎Như: “ẩn ư bình hậu” nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎Như: “tử vị phụ ẩn” con giấu cho cha. ◇Tây du kí 西: “Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh” , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇Luận Ngữ : “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ” , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇Mạnh tử : “Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa” (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎Như: “ẩn ẩn” lờ mờ, “ẩn nhiên” hơi ro rõ vậy, “ẩn ước” lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇Quốc ngữ : “Cần tuất dân ẩn” (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là “ấn”. (Động) Tựa. ◎Như: “ấn kỉ nhi ngoạ” tựa ghế mà nằm, “ấn nang” tựa gối. ◇Nguyễn Trãi : “Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm” (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngoạ tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai hoạ ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Tự hình 4

Dị thể 8

Chữ gần giống 3

Từ ghép 59

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0