Có 4 kết quả:

启 khể棨 khể稽 khể綮 khể

1/4

khể [khải, khởi]

U+542F, tổng 7 nét, bộ khẩu 口 (+4 nét)
hội ý

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra.

Tự hình 3

Dị thể 13

Bình luận 0

khể [khải]

U+68E8, tổng 12 nét, bộ mộc 木 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cái kích bọc lụa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật làm tin, bằng gỗ, hình như cái “kích” 戟, dùng như thông hành ngày xưa.
2. (Danh) Một loại nghi trượng ngày xưa, làm bằng gỗ, hình như cái kích. § Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước gọi là “du kích” 油戟 hay “khể kích” 棨戟. Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là “khể kích dao lâm” 棨戟遙臨 là ý đó. ◇Vương Bột 王勃: “Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm” 都督閻公之雅望, 棨戟遙臨 (Đằng Vương Các tự 滕王閣序) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khể kích từ xa tới đóng.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là “khải”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kích bọc lụa hay sơn đỏ. Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước cho oai gọi là du kích 油戟 hay khể kích 棨戟. Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là khể kích dao lâm 棨戟遙臨 là ý đó. Cũng đọc là chữ khải.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① (Một loại) ấn tín bằng gỗ thời xưa;
② Cây kích bằng gỗ có bọc lụa hay sơn đỏ (thời xưa dùng làm đồ nghi trượng khi quan lại xuất hành): 棨戟遙臨 Người sang đến nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ dài làm bằng gỗ, trên khắc chữ, người được sai đưa tin sẽ cầm thẻ này mà đi đường, để không bị ngăn cản. Cũng đọc Khải.

Tự hình 1

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khể []

U+7A3D, tổng 15 nét, bộ hoà 禾 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lạy, dập đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khảo sát, tra cứu, xem xét. ◎Như: “kê cổ” 稽古 xem xét các sự tích xưa, “kê tra” 稽查 kiểm soát.
2. (Động) Cãi cọ, tranh chấp. ◇Hán Thư 漢書: “Phụ cô bất tương thuyết, tắc phản thần nhi tương kê” 婦姑不相說, 則反脣而相稽 (Giả Nghị truyện 賈誼傳) Vợ và cô không nói với nhau mà trở môi cãi cọ.
3. (Động) Trì hoãn, ngưng trệ, kéo dài. ◇Cảnh thế thông ngôn 警世通言: “Thánh chỉ phát hồi nguyên tịch, bất cảm kê lưu” 聖旨發回原籍, 不敢稽留 (Ngọc Đường Xuân lạc nan phùng phu 玉堂春落難逢夫) Mệnh vua truyền cho về nguyên quán, không dám trì hoãn.
4. (Động) Tồn trữ, chất chứa.
5. (Động) Bói, bốc vấn. ◇Vương Dật 王逸: “Kê vấn thần minh” 稽問神明 (Bốc cư chương cú tự 卜居章句序) Bói hỏi thần minh.
6. (Động) Đến.
7. (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇Đạo Đức Kinh 道德經: “Cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc; bất dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc. Tri thử lưỡng giả diệc kê thức” 故以智治國, 國之賊; 不以智治國, 國之福. 知此兩者亦稽式 (Chương 65) Cho nên lấy trí mưu trị nước là vạ cho nước; không lấy trí mưu trị nước là phúc cho nước. Biết hai điều đó tức là biết được mẫu mực (trị dân).
8. (Danh) Họ “Kê”.
9. Một âm là “khể”. (Động) § Xem “khể thủ” 稽首.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét, như kê cổ 稽古 xét các sự tích xưa. Lời nói không có căn cứ gọi là vô kê chi ngôn 無稽之言.
② Cãi cọ, như phản thần tuơng kê 反脣相稽 trở môi cãi lại, không chịu lời dạy bảo.
③ Hoạt kê 滑稽 nói khôi hài.
④ Lưu lại, ngăn cản lại.
⑤ Ðến.
⑥ Một âm là khể. Khể thủ 稽首 lạy rập đầu xuống đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cúi đầu: 稽首 Dập đầu xuống đất, cúi đầu lạy; 禹拜稽首固辭 Ông Vũ lạy dập đầu cố sức từ chối (Thượng thư). Xem 稽 [ji].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi đầu sát đất — Một âm là Kê.

Tự hình 5

Dị thể 14

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khể [khính]

U+7DAE, tổng 14 nét, bộ mịch 糸 (+8 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: khể kích 綮戟)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa mịn.
2. (Danh) Bao đựng kích, ngoài bọc lụa đỏ, ngày xưa quan lại xuất hành dùng làm nghi trượng. § Thông “khể” 棨. ◎Như: “khể kích” 綮戟.
3. Một âm là “khính”. (Danh) Chỗ gân và xương kết hợp. ◇Trang Tử 莊子: “Kĩ kinh khải khính chi vị thường, nhi huống đại cô hồ!” 技經肯綮之未嘗, 而況大軱乎 (Dưỡng sanh chủ 養生主) Lách (dao) qua chỗ gân và xương tiếp giáp nhau còn chưa từng làm, huống chi là khúc xương lớn!

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bao đựng kích, khể kích 綮戟.
② Một âm là khính. Khẳng khính 肯綮 đầu gân, nơi ách yếu của sự gì lẽ gì cũng gọi là khẳng khính.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bao đựng kích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bao đựng cây kích.

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0