Có 5 kết quả:

佻 điểu嬲 điểu屌 điểu蔦 điểu鳥 điểu

1/5

điểu [dao, diêu, khiêu, thiêu, điêu, điệu]

U+4F7B, tổng 8 nét, bộ nhân 人 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Treo lên, treo ngược lên. Như chữ Điểu

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

điểu [niểu, niễu, điều]

U+5B32, tổng 17 nét, bộ nữ 女 (+14 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển Thiều Chửu

① Chòng ghẹo nhau. Cũng đọc là chữ niễu.

Tự hình 2

Dị thể 4

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

điểu [điếu]

U+5C4C, tổng 9 nét, bộ thi 尸 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tục gọi dương vật là “điểu”.
2. (Danh) Tiếng tục, dùng để chửi mắng.

Tự hình 1

Dị thể 2

Bình luận 0

điểu

U+8526, tổng 14 nét, bộ thảo 艸 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cây điểu (một thứ cây mọc từng bụi như cỏ thố ty)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ cây mọc từng bụi, sống bám vào cây tang, cây du, v.v. § Còn gọi là “thố ti tử” . ◇Thi Kinh : “Điểu dữ nữ la, Thí ư tùng bách” , (Tiểu nhã , Khuể biền ) Cây điểu cùng cây nữ la, Bám vào cây tùng cây bách. § Vì thế “điểu la” dùng để chỉ các người thân thuộc, ý nói các người họ hèn được nhờ vào chỗ cao môn.

Từ điển Thiều Chửu

① Một thứ cây mọc từng bụi, tức là cây thỏ ti tử . Kinh Thi có câu điểu dữ nữ la thí ư tùng bách cây điểu cùng cây nữ la bám vào cây tùng cây bách. Bây giờ hay dùng chữ điểu la để gọi các người thân thuộc, ý nói như dây điểu dây la được bám vào cây tùng cây bách, cũng như các người họ hàng được nhờ vào chỗ cao môn vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây điểu, thỏ ti tử: Cây điểu và cây nữ la, bám vào cây tùng cây bách (Thi Kinh). điểu la [niăoluó] ① Một loại cây leo;
② Người thân thuộc.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

điểu

U+9CE5, tổng 11 nét, bộ điểu 鳥 (+0 nét)
phồn thể, tượng hình

Từ điển phổ thông

con chim

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim. ◇Vương Duy : “Nguyệt xuất kinh san điểu, Thì minh xuân giản trung” , (Điểu minh giản ) Trăng ló ra làm kinh sợ những con chim núi, Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe mùa xuân.
2. (Danh) Dương vật. § Cũng như . ◇Phùng Mộng Long : “Đại học sĩ Vạn An lão nhi âm nuy, Huy Nhân Nghê tiến hiền dĩ dược tễ thang tẩy chi, đắc vi Thứ cát sĩ, thụ ngự sử. Thì nhân mục vi tẩy điểu ngự sử” , , , . (Cổ kim đàm khái ) Đại học sĩ Vạn An già, bị liệt dương, Huy Nhân Nghê tiến người tài lấy thang thuốc tễ rửa dương vật cho, được làm Thứ cát sĩ, giữ chức ngự sử. Người đương thời coi là "ngự sử rửa chim".
3. (Danh) Tiếng tục, dùng để chửi mắng. ◇Thủy hử truyện : “Thậm ma điểu đao! Yêu mại hứa đa tiền! Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao” ! ! , , ! , (Đệ thập nhị hồi) Cái con đao đồ bỏ này ấy à! Sao đòi bán nhiều tiền thế! Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao cùn của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?

Từ điển Thiều Chửu

① Loài chim, con chim.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chim.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chim — Chỉ chung các loài chim. Một trong 214 bộ chữ cổ điển Trung Hoa, tức bộ Điểu.

Tự hình 5

Dị thể 4

Từ ghép 18

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0