Có 7 kết quả:

孺 nhụ揉 nhụ擩 nhụ禸 nhụ肉 nhụ蹂 nhụ輮 nhụ

1/7

nhụ

U+5B7A, tổng 17 nét, bộ tử 子 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

mớm cơm cho trẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trẻ con. ◎Như: “hài nhụ” 孩孺 em bé, “đồng nhụ” 童孺 trẻ con.
2. (Danh) § Xem “nhụ nhân” 孺人.
3. (Danh) Họ “Nhụ”.
4. (Động) Yêu mến, tương thân. ◎Như: “nhụ mộ” 孺慕 ái mộ.
5. (Tính) Bé, nhỏ, ít tuổi. ◎Như: “nhụ xỉ” 孺齒 trẻ thơ.

Từ điển Thiều Chửu

① Trẻ con.
② Thuộc về, như vợ con quan đại phu gọi là nhụ nhân 孺人 nghĩa là người ấy thuộc về của chồng, không dám tự chuyên vậy, đời sau đều gọi vợ là nhụ nhân. Từ đời nhà Tống trở xuống đều dùng chữ nhụ nhân làm cái tên hiệu phong các vợ quan.
③ Vui, thú.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trẻ con: 婦孺 Đàn bà con trẻ;
② (văn) Thuộc về. 【孺人】nhụ nhân [rúrén] Vợ quan đại phu (người đã thuộc về chồng), vợ;
③ (văn) Vui, thú.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứa trẻ thơ — Thuộc về — Kính mến cha mẹ — Họ người.

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhụ [nhu]

U+63C9, tổng 12 nét, bộ thủ 手 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎Như: “nhu nhãn tình” 揉眼睛 dụi mắt. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: “Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi” 鬼脫席衣, 掬置其上, 反覆揉捺之 (Tịch Phương Bình 席方平) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎Như: “nhu miến” 揉麵 nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇Dịch Kinh 易經: “Nhu mộc vi lỗi” 揉木為耒 (Hệ từ hạ 繫辭下) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇Thi Kinh 詩經: “Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc” 申伯之德, 柔惠且直, 揉此萬邦, 聞于四國 (Đại nhã 大雅, Tung cao 崧高) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇Tư Mã Quang 司馬光: “Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân” 眾說紛揉, 自非聖人莫能識其真 (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu 進交趾獻奇獸賦表) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc 揉木, có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhụ [nhuyên, nhũ]

U+64E9, tổng 17 nét, bộ thủ 手 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nhụ 㨎.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhụ [nhựu]

U+79B8, tổng 4 nét, bộ nhụ 禸 (+0 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

vết chân thú

Tự hình 3

Dị thể 1

Bình luận 0

nhụ [nhục, nậu]

U+8089, tổng 6 nét, bộ nhục 肉 (+0 nét)
phồn & giản thể, tượng hình

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục 骨肉 nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục 肉慾 cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là 肉欲. Nhục hình 肉刑 hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục 行尸走肉 thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực 肉食. Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục 魚肉, như ngư nhục hương lí 魚肉鄉里 hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo tốt, núng nính những thịt — Một âm là Nhục. Xem Nhục.

Tự hình 4

Dị thể 7

Từ ghép 23

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhụ [nhu, nhựu]

U+8E42, tổng 16 nét, bộ túc 足 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẵm, đạp lên. Như chữ Nhụ 輮. Cũng đọc Nhu.

Tự hình 2

Dị thể 4

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

nhụ

U+8F2E, tổng 16 nét, bộ xa 車 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. vành bánh xe
2. uốn nắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vành bánh xe.
2. (Động) Uốn cong lại. § Thông “nhụ” 揉.
3. (Động) Giẫm, đạp. § Thông “nhựu” 蹂.

Từ điển Thiều Chửu

① Vành bánh xe.
② Uốn nắn, cùng nghĩa với chữ nhu 揉. Nắn cong ra thẳng gọi là kiểu 矯, uốn thẳng ra cong gọi là nhụ 輮.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Vành xe;
② Giẫm đạp;
③ Uốn cong (một vật thẳng) (như 揉, bộ 扌).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống cho cong lại — Bước lên, đạp lên.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0