Có 27 kết quả:

儒 nhu厹 nhu嚅 nhu嬬 nhu懦 nhu揉 nhu柔 nhu濡 nhu猱 nhu稬 nhu穤 nhu糯 nhu繻 nhu臑 nhu葇 nhu薷 nhu蝚 nhu蠕 nhu襦 nhu蹂 nhu醹 nhu鑐 nhu需 nhu鞣 nhu顬 nhu颥 nhu騥 nhu

1/27

nhu [cầu, nhữu]

U+53B9, tổng 4 nét, bộ khư 厶 (+2 nét)
phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Thú đi giẫm đạp trên đất;
② Dấu chân thú đạp trên đất.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu

U+5685, tổng 17 nét, bộ khẩu 口 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nói luyên thuyên

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) “Nhu nhi” cười có vẻ nịnh nọt. § Cũng viết là “nho nhi” .
2. (Phó) “Chiếp nhu” : xem “chiếp” .

Từ điển Thiều Chửu

① Chiếp nhu nhập nhù (muốn nói lại thôi).

Từ điển Trần Văn Chánh

Nói ngập ngừng không rõ. Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhu nhi : Cười gượng.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu

U+5B2C, tổng 17 nét, bộ nữ 女 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người vợ thứ, vợ bé.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

nhu [noạ]

U+61E6, tổng 17 nét, bộ tâm 心 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hèn yếu, nhu nhược. ◇Nguyễn Du : “Chính khí ca thành lập nọa phu” (Kê Thị Trung từ ) Bài Chính khí ca làm xong, khiến kẻ ươn hèn cũng đứng dậy.
2. § Ghi chú: Còn đọc là “nhu”.

Từ điển Thiều Chửu

① Hèn yếu. Có khi đọc là chữ nhu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Non gan, hèn yếu, hèn nhát.

Tự hình 2

Dị thể 8

Chữ gần giống 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu [nhụ]

U+63C9, tổng 12 nét, bộ thủ 手 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

uốn, nắn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎Như: “nhu nhãn tình” dụi mắt. ◇Liêu trai chí dị : “Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi” , , (Tịch Phương Bình ) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎Như: “nhu miến” nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇Dịch Kinh : “Nhu mộc vi lỗi” (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇Thi Kinh : “Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc” , , , (Đại nhã , Tung cao ) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇Tư Mã Quang : “Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân” , (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu ) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc , có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Day, dụi, vò: Dụi mắt;
② Xoa, nhào: Xoa bóp; Nhào bột mì;
③ (văn) Thuận;
④ (văn) Uốn nắn: Uốn cây (cho cong...);
⑤ (văn) Lẫn lộn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khúc cây cong — Mài, nghiền ra — Thuận theo — Lẫn lộn phức tạp.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 5

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu

U+67D4, tổng 9 nét, bộ mộc 木 (+5 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

mềm dẻo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mềm, mềm yếu, mềm mại. ◎Như: “nhu nhuyễn” mềm mại, “nhu nhược” mềm yếu, “nhu năng khắc cương” mềm thắng được cứng.
2. (Tính) Hòa thuận, ôn hòa. ◎Như: “nhu thuận” nhún thuận. ◇Pháp Hoa Kinh : “Kì thanh thanh tịnh, Xuất nhu nhuyễn âm, Giáo chư bồ tát, Vô số ức vạn” , , , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng của ngài thanh tịnh, Nói ra lời hòa nhã, Dạy các bồ tát, Vô số ức vạn.
3. (Tính) Non, mới mọc (cây cỏ). ◇Tào Thực : “Nhu điều phân nhiễm nhiễm, Diệp lạc hà phiên phiên” , (Mĩ nữ thiên ) Cành non phơ phất đầy, Lá rụng nhẹ nhàng sao.
4. (Động) Làm cho yên, vỗ về. ◇Thi Kinh : “Nhu viễn năng nhĩ” (Đại Nhã , Dân lao ) Khiến cho kẻ xa được yên ổn và dân ở gần hòa thuận.

Từ điển Thiều Chửu

① Mềm, mềm yếu, mềm mại, như nhu nhuyễn mềm lướt, nhu thuận nhún thuận, v.v.
② Phục, làm cho yên, như nhu viễn nhân làm cho người xa phục.
③ Cây cỏ mới mọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mềm mại: Cành mềm lá non; Cứng và mềm thúc đẩy nhau mà sinh ra biến hoá (Chu Dịch);
② Dịu dàng: Tính nết dịu dàng;
③ Êm dịu, êm đềm: Tiếng nói dịu dàng; Gió hiu hiu;
④ (văn) Làm cho tin phục: Làm cho người xa tin phục;
⑤ (văn) Cây cỏ mới mọc;
⑥ [Róu] (Họ) Nhu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gỗ mềm, dễ uốn — Mềm ( trái với cứng ) — Thuận theo — Yên ổn.

Tự hình 4

Dị thể 2

Từ ghép 17

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu [nhi, nhuyên]

U+6FE1, tổng 17 nét, bộ thuỷ 水 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. sông Nhu
2. thấm ướt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông “Nhu”.
2. (Động) Thấm ướt. ◇Liêu trai chí dị : “Trung đồ ngộ vũ, y lí tẩm nhu” , (Vương Thành ) Dọc đường gặp mưa, áo giày thấm ướt.
3. (Động) Chậm trễ, đình trệ. ◎Như: “nhu trệ” đình trệ.
4. (Động) Tập quen. ◎Như: “nhĩ nhu mục nhiễm” quen tai quen mắt.
5. (Tính) Ẩm ướt.
6. (Tính) Cam chịu, chịu đựng. ◇Sử Kí : “Hướng sử Chánh thành tri kì tỉ vô nhu nhẫn chi tâm, bất trọng bạo hài chi nạn, tất tuyệt hiểm thiên lí dĩ liệt kì danh” 使, , (Nhiếp Chánh truyện ) Giá trước đấy (Nhiếp) Chính biết chắc chị của mình không có tính nhẫn nhục, không sợ cái nạn bêu thây, mà tất mạo hiểm vượt qua nghìn dặm để cho tên tuổi của mình được sáng tỏ.
7. Một âm là “nhi”. § Thông “nhi” .

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Nhu.
② Thấm ướt.
③ Chậm trễ (đợi lâu).
④ Tập quen, như nhĩ nhu mục nhiễm quen tai quen mắt.
⑤ Một âm là nhi. Cùng nghĩa với chữ nhi .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Nhúng nước, nhận chìm, ngâm nước, thấm ướt;
② Chậm trễ;
③ Tập quán: Quen tai quen mắt;
④ [Rú] Sông Nhu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Nhuộm vào. Nhuốm vào — Chậm chạp, ngưng trệ — Nhịn. Chịu đựng.

Tự hình 2

Dị thể 10

Chữ gần giống 7

Từ ghép 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu [nao]

U+7331, tổng 12 nét, bộ khuyển 犬 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

một loài vượn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loài thú thuộc họ vượn. § Người Sở gọi là “mộc hầu” . Cũng gọi là “nhung” .
2. (Danh) Một lối đánh đàn. Ngón tay trái đè lên dây đàn, vuốt qua lại cho ngân lên, ngân nhẹ gọi là “ngâm” , ngân mạnh gọi là “nhu” .

Từ điển Thiều Chửu

① Một loài thú như con vượn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài vượn hay phá phách.

Tự hình 3

Dị thể 7

Chữ gần giống 5

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu [noãn, noạ]

U+7A2C, tổng 14 nét, bộ hoà 禾 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

gạo nếp để cất rượu

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

nhu [noãn, noạ]

U+7A64, tổng 19 nét, bộ hoà 禾 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

gạo nếp để cất rượu

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ “nhu” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ nhu .

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

nhu [noạ]

U+7CEF, tổng 20 nét, bộ mễ 米 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

gạo nếp để cất rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa nếp, gạo nếp, dùng cất làm rượu được.
2. § Ghi chú: âm “nọa” theo Khang Hi tự điển : nô thiết ngọa âm “nọa” .

Từ điển Thiều Chửu

① Gạo nếp dùng cất rượu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại lúa hạt to.

Tự hình 2

Dị thể 7

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

nhu

U+7E7B, tổng 20 nét, bộ mịch 糸 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. lụa màu
2. dấu hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa màu.
2. (Danh) Đồ dệt mịn kín.
3. (Danh) Ngày xưa ghi dấu hiệu lên miếng lụa, rồi xé ra, khi ra vào cửa ải dùng các mảnh hợp lại làm bằng chứng, gọi là “nhu” . ◇Nguyên Chẩn : “Sạn các tài khuynh cái, Quan môn dĩ hợp nhu” , (Phụng họa quyền tướng công ) Gác cầu treo vừa nghiêng nóc, Cửa ải đã kháp nhu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa màu.
② Dấu hiệu, phép nhà binh đời xưa lấy lụa viết dấu hiệu riêng rồi xé làm hai mảnh, sai ai đi đâu thì giao cho một nửa để làm tin gọi là quân nhu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tơ lụa màu;
② Giấy thông hành làm bằng lụa thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu sắc của lụa — Nhuộm màu — Cuốn sổ làm bằng lụa cho bền, dùng để đi ra đi vào cửa quan khi bị xét hỏi.

Tự hình 1

Dị thể 5

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu [nao, nhi, noãn, , nạo, nộn]

U+81D1, tổng 18 nét, bộ nhục 肉 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân trước của động vật.
2. (Danh) Cánh tay của người. Cũng chỉ huyệt “dương thỉ” trên cánh tay.
3. Một âm là “nhu”. (Tính) Mềm, nhuyễn.
4. (Tính) Ngọ ngoạy. § Thông “nhu” .
5. Một âm là “nhi”. (Động) Nấu chín. § Thông “nhi” .
6. Một âm là “nộn”. (Danh) Tương thịt.
7. Một âm là “noãn”. (Tính) Ấm, nóng. ◇Giang Yêm : “Thị tả hữu nhi bất noãn, cụ y quan nhi tự lương” , (Khấp phú ) Nhìn bên phải bên trái mà không ấm, có đủ áo mũ mà vẫn lạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cánh tay trên, chân trên của các giống súc gọi là mao.
② Một âm là nhu. Mềm, mềm sụn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mềm, mềm sụn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về miếng thịt non mềm — Các âm khác là Nao, Nê, Nhi. Xem các âm này.

Tự hình 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

nhu

U+8447, tổng 12 nét, bộ thảo 艸 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây nhỏ, có mùi thơm, còn gọi là Hương Nhu, thường dùng để nấu lên lấy nước tắm gội cho thơm.

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

nhu

U+85B7, tổng 17 nét, bộ thảo 艸 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: hương nhu )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nấm mộc nhĩ.
2. (Danh) “Hương nhu” cây có thân vuông, lá hình trứng, mùa thu nở hoa trắng, thân và lá rất thơm, dùng làm thuốc (Elsholtzia splendens Nakaiex F. Maekawa).

Từ điển Thiều Chửu

① Hương nhu cây hương nhu, dùng làm thuốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

hương nhu [xiangrú] (thực) Cây hương nhu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nhu .

Tự hình 2

Từ ghép 1

Bình luận 0

nhu

U+875A, tổng 15 nét, bộ trùng 虫 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại dế trũi.

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0

nhu [nhuyễn]

U+8815, tổng 20 nét, bộ trùng 虫 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

động đậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngọ nguậy, bò chậm chạp. § Các giống mềm nhũn như giun, đỉa gọi là “nhu hình động vật” . ◇Liêu trai chí dị : “Đoạn nhi vi lưỡng, giai nhu động” , (Yêu thuật ) Chặt đứt làm đôi, đều còn ngọ nguậy.
2. Một âm là “nhuyễn”. § Xem “nhuyễn nhuyễn” .

Từ điển Trần Văn Chánh

(trước đọc nhuyễn [ruăn]) ① Sự quằn quại, bò quằn quại, ngọ nguậy;
② [Ruăn] Nước Nhuyễn (tên một nước nhỏ thời xưa, thuộc vùng Ngoại Mông bây giờ).

Tự hình 2

Dị thể 6

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu

U+8966, tổng 19 nét, bộ y 衣 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

áo cánh, áo lót

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo ngắn. ◇Đỗ Phủ : “La nhu bất phục thi, Đối quân tẩy hồng trang” , (Tân hôn biệt ) Không mặc xiêm lụa nữa, Rửa hết phấn hồng vì chàng (trang điểm khi xưa).
2. (Danh) Cái yếm dãi của trẻ con. ◇Bạch Cư Dị : “Hương băng tiểu tú nhu” (A thôi ) Tã lót thơm, yếm dãi thêu nhỏ.
3. (Danh) Lưới đan mắt nhỏ để bắt chim muông.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo cánh, áo lót mình gọi là hãn nhu .
② Là lượt đặc (nhỏ mà khít).
③ Cái yếm dãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Áo cánh, áo choàng ngắn;
② Cái yếm dãi (của trẻ con);
③ Vải lụa thật mịn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo ngắn, áo cánh — Cái yếm rãi của trẻ con — Thứ lụa thật mịn mặt.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu [nhụ, nhựu]

U+8E42, tổng 16 nét, bộ túc 足 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giẫm, đạp, xéo. ◇Sử Kí : “Vương Ế thủ kì đầu, dư kị tương nhựu tiễn tranh Hạng Vương” , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Vương Ế lấy đầu, các kị binh khác giày xéo lên nhau tranh giành (thi thể) Hạng Vương.
2. (Động) Hủy hoại, giết hại.
3. (Động) Xâm nhập, đánh bất ngờ.
4. Một âm là “nhu”. (Động) Vò, đạp (thóc, lúa). ◇Thi Kinh : “Hoặc thung hoặc du, Hoặc bá hoặc nhu” , (Đại nhã , Sanh dân ) Kẻ thì giã xay kẻ thì hốt ra, Kẻ thì sàng sảy kẻ thì vò đạp (lúa, gạo).

Từ điển Thiều Chửu

① Giẫm xéo.
② Một âm là nhu. Vò lúa, đạp lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vò lúa, đạp lúa;
② Giẫm xéo. nhựu lận [róulìn] Giày xéo, chà đạp, giày vò.

Tự hình 2

Dị thể 4

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu

U+91B9, tổng 21 nét, bộ dậu 酉 (+14 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ rượu nặng.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu [tu]

U+9450, tổng 22 nét, bộ kim 金 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chảy kim loại ra — Một âm khác là Tu. Xem Tu.

Tự hình 1

Dị thể 3

Bình luận 0

nhu [nhuyễn, noạ, tu]

U+9700, tổng 14 nét, bộ vũ 雨 (+6 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. đợi
2. đồ dùng
3. nhu cầu, cần thiết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đợi. ◎Như: “tương nhu” đợi nhau.
2. (Động) Cần. ◎Như: “nhu yếu” cần phải, “nhu tác vô độ” đòi hỏi không cùng. ◇Pháp Hoa Kinh : “Như nhân khát nhu thủy” (Pháp sư phẩm đệ thập ) Như người khát cần nước.
3. (Danh) Sự cần thiết, sự cần dùng, nhu cầu. ◎Như: “quân nhu” đồ dùng trong quân. ◇Tô Thức : “Ngã hữu đẩu tửu, tàng chi cửu hĩ, dĩ đãi tử bất thời chi nhu” , , (Hậu Xích Bích phú ) Tôi có một đấu rượu, cất đã lâu, phòng lúc thầy bất thần dùng đến.
4. (Danh) Sự lần lữa, trì hoãn. ◇Tả truyện : “Nhu, sự chi tặc giã” , (Ai Công thập tứ niên ) Lần lữa, là cái hại cho công việc vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðợi. Như tương nhu cùng đợi.
② Dùng. Như quân nhu đồ dùng trong quân.
③ Lần lữa. Như sách Tả truyện nói nhu sự chi tặc giã lần lữa là cái hại cho công việc vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

①Nhu cầu, sự cần dùng, sự cần thiết: Phân phối theo nhu cầu;
② Cần: Nó rất cần tiền;
③ (văn) Lần lữa, trì hoãn, do dự: Lần lữa là cái hại cho công việc (Tả truyện);
④ (văn) Đợi: Đợi nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cần dùng. Cần đến — Mềm mại.

Tự hình 4

Dị thể 3

Từ ghép 11

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nhu

U+97A3, tổng 18 nét, bộ cách 革 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. thuộc da
2. da mềm, da thuộc, da chín

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuộc da;
② Da mềm, da thuộc, da chín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da thú đã chín, đã thuộc rồi.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

nhu

U+986C, tổng 23 nét, bộ hiệt 頁 (+14 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: nhiếp nhu ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Nhiếp nhu” : xem “nhiếp” .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiếp nhu cái xương vành tai.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Tự hình 1

Dị thể 2

Từ ghép 1

Bình luận 0

nhu

U+98A5, tổng 20 nét, bộ hiệt 頁 (+14 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: nhiếp nhu ,)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 1

Bình luận 0

nhu

U+9A25, tổng 19 nét, bộ mã 馬 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài ngựa bờm rất rậm và dày.

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0