Có 1 kết quả:
thể
Tổng nét: 22
Bộ: cốt 骨 (+13 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái: ⿰骨豊
Nét bút: 丨フフ丶フ丨フ一一丨フ一丨丨一一丨フ一丶ノ一
Thương Hiệt: BBTWT (月月廿田廿)
Unicode: U+9AD4
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: rất cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao
Âm đọc khác
Âm Pinyin: tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ
Âm Nôm: thể
Âm Nhật (onyomi): タイ (tai), テイ (tei)
Âm Nhật (kunyomi): からだ (karada), かたち (katachi)
Âm Hàn: 체
Âm Quảng Đông: tai2
Âm Nôm: thể
Âm Nhật (onyomi): タイ (tai), テイ (tei)
Âm Nhật (kunyomi): からだ (karada), かたち (katachi)
Âm Hàn: 체
Âm Quảng Đông: tai2
Tự hình 4
Dị thể 7
Một số bài thơ có sử dụng
• Khoá phạt mộc - 課伐木 (Đỗ Phủ)
• Lạc thần phú - 洛神賦 (Tào Thực)
• Luận thi kỳ 01 - 論詩其一 (Nguyên Hiếu Vấn)
• Phụng sắc kính đề xạ lộc đồ - Ngự bảo hạp Mậu Thân - 奉敕敬題射鹿圖-御寶匣戊申 (Hoà Thân)
• Sắc thân dữ diệu thể kỳ 2 - 色身與妙體其二 (Đạo Huệ thiền sư)
• Tặng Vương Ấu Ngọc - 贈王幼玉 (Liễu Phú)
• Thu nhật Kinh Nam thuật hoài tam thập vận - 秋日荊南述懷三十韻 (Đỗ Phủ)
• Thu nhật Kinh Nam tống Thạch Thủ Tiết minh phủ từ mãn cáo biệt, phụng ký Tiết thượng thư tụng đức tự hoài phỉ nhiên chi tác, tam thập vận - 秋日荊南送石首薛明府辭滿告別奉寄薛尚書頌德敘懷斐然之作三十韻 (Đỗ Phủ)
• Thừa triều tiến phát quá Càn Hải môn cúng linh miếu thi nhất luật - 乘潮進發過乾海門供靈廟詩一律 (Phạm Nguyễn Du)
• Vũ Kỳ sơn kỳ 2 - 武旗山其二 (Nguyễn Xuân Ôn)
• Lạc thần phú - 洛神賦 (Tào Thực)
• Luận thi kỳ 01 - 論詩其一 (Nguyên Hiếu Vấn)
• Phụng sắc kính đề xạ lộc đồ - Ngự bảo hạp Mậu Thân - 奉敕敬題射鹿圖-御寶匣戊申 (Hoà Thân)
• Sắc thân dữ diệu thể kỳ 2 - 色身與妙體其二 (Đạo Huệ thiền sư)
• Tặng Vương Ấu Ngọc - 贈王幼玉 (Liễu Phú)
• Thu nhật Kinh Nam thuật hoài tam thập vận - 秋日荊南述懷三十韻 (Đỗ Phủ)
• Thu nhật Kinh Nam tống Thạch Thủ Tiết minh phủ từ mãn cáo biệt, phụng ký Tiết thượng thư tụng đức tự hoài phỉ nhiên chi tác, tam thập vận - 秋日荊南送石首薛明府辭滿告別奉寄薛尚書頌德敘懷斐然之作三十韻 (Đỗ Phủ)
• Thừa triều tiến phát quá Càn Hải môn cúng linh miếu thi nhất luật - 乘潮進發過乾海門供靈廟詩一律 (Phạm Nguyễn Du)
• Vũ Kỳ sơn kỳ 2 - 武旗山其二 (Nguyễn Xuân Ôn)
Bình luận 0
phồn thể
Từ điển phổ thông
1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng
2. hình thể
3. dạng
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Toàn thân. ◎Như: “thân thể” 身體 thân mình, “nhục thể” 肉體 thân xác, “nhân thể” 人體 thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎Như: “chi thể” 肢體 tay chân mình mẩy, “tứ thể” 四體 hai tay hai chân. ◇Sử Kí 史記: “Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể” 乃自刎而死. 王翳取其頭, (...) 最其後, 郎中騎楊喜, 騎司馬呂馬童, 郎中呂勝, 楊武各得其一體 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎Như: “cố thể” 固體 chất dắn, “dịch thể” 液體 chất lỏng, “chủ thể” 主體 bộ phận chủ yếu, “vật thể” 物體 cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎Như: “biền thể” 駢體 lối văn biền ngẫu, “phú thể” 賦體 thể phú, “quốc thể” 國體 hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: “quân chủ quốc” 君主國 nước theo chế độ quân chủ, “cộng hòa quốc” 共和國 nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎Như: “thảo thể” 草體 chữ thảo, “khải thể” 楷體 chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎Như: “chánh phương thể” 正方體 hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là “thể” 體. § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là “dụng” 用. ◎Như: nói về lễ, thì sự kính là “thể”, mà sự hòa là “dụng” vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: “Cố thánh nhân dĩ thân thể chi” 故聖人以身體之 (Phiếm luận 氾論) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎Như: “thể lượng” 體諒 đem thân mình để xét mà tha thứ, “thể tuất dân tình” 體恤民情 đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎Như: “thể kỉ” 體己 riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎Như: “thể nghiệm” 體驗 tự thân mình kiểm nghiệm, “thể hội” 體會 thân mình tận hiểu, “thể nhận” 體認 chính mình chân nhận.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎Như: “chi thể” 肢體 tay chân mình mẩy, “tứ thể” 四體 hai tay hai chân. ◇Sử Kí 史記: “Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể” 乃自刎而死. 王翳取其頭, (...) 最其後, 郎中騎楊喜, 騎司馬呂馬童, 郎中呂勝, 楊武各得其一體 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎Như: “cố thể” 固體 chất dắn, “dịch thể” 液體 chất lỏng, “chủ thể” 主體 bộ phận chủ yếu, “vật thể” 物體 cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎Như: “biền thể” 駢體 lối văn biền ngẫu, “phú thể” 賦體 thể phú, “quốc thể” 國體 hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: “quân chủ quốc” 君主國 nước theo chế độ quân chủ, “cộng hòa quốc” 共和國 nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎Như: “thảo thể” 草體 chữ thảo, “khải thể” 楷體 chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎Như: “chánh phương thể” 正方體 hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là “thể” 體. § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là “dụng” 用. ◎Như: nói về lễ, thì sự kính là “thể”, mà sự hòa là “dụng” vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: “Cố thánh nhân dĩ thân thể chi” 故聖人以身體之 (Phiếm luận 氾論) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎Như: “thể lượng” 體諒 đem thân mình để xét mà tha thứ, “thể tuất dân tình” 體恤民情 đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎Như: “thể kỉ” 體己 riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎Như: “thể nghiệm” 體驗 tự thân mình kiểm nghiệm, “thể hội” 體會 thân mình tận hiểu, “thể nhận” 體認 chính mình chân nhận.
Từ điển Thiều Chửu
① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể 全體. Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể 一體. Bốn chân tay gọi là tứ thể 四體.
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể 文體 thể văn, tự thể 字體 thể chữ, chính thể 政體, quốc thể 國體, v.v. Lại nói như thể chế 體制 cách thức văn từ, thể tài 體裁 thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát 體察 đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất 體恤 đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể 一體 suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng 用 dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể 體. Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hoà là dụng vậy.
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể 文體 thể văn, tự thể 字體 thể chữ, chính thể 政體, quốc thể 國體, v.v. Lại nói như thể chế 體制 cách thức văn từ, thể tài 體裁 thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát 體察 đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất 體恤 đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể 一體 suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng 用 dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể 體. Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hoà là dụng vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Thân thể: 身體 Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: 物體 Vật thể; 全體 Toàn thể; 液體 Chất lỏng; 個體 Cá thể;
③ Thể, lối: 字體 Thể chữ, lối chữ; 文 體 Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: 體驗 Thể nghiệm, nghiệm thấy; 體察 Đặt mình vào đấy để xét; 體恤 Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng 用), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem 體 [ti].
② Thể, hình thể, chất: 物體 Vật thể; 全體 Toàn thể; 液體 Chất lỏng; 個體 Cá thể;
③ Thể, lối: 字體 Thể chữ, lối chữ; 文 體 Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: 體驗 Thể nghiệm, nghiệm thấy; 體察 Đặt mình vào đấy để xét; 體恤 Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng 用), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem 體 [ti].
Từ điển Trần Văn Chánh
【體己】thể kỉ [tiji] ① Của riêng. Cg. 梯己 [tiji];
② Thân cận: 體己人 Người thân cận. Xem 體 [tê].
② Thân cận: 體己人 Người thân cận. Xem 體 [tê].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình 體情.
Từ ghép 68
ám thể 暗體 • bài thể 俳體 • bản thể 本體 • bát thể 八體 • biển đào thể 扁桃體 • biển đào thể viêm 扁桃體炎 • biền thể 駢體 • biệt thể 別體 • cá thể 個體 • cầu thể 球體 • chính thể 政體 • chỉnh thể 整體 • chủ thể 主體 • cổ thể 古體 • cố thể 固體 • cổ thể thi 古體詩 • cơ thể 肌體 • cụ thể 具體 • cương thể 剛體 • dịch thể 液體 • đại thể 大體 • đoàn thể 團體 • giải thể 解體 • hình thể 形體 • hồn bất phụ thể 魂不附體 • khách thể 客體 • kháng thể 抗體 • khí thể 氣體 • lao công đoàn thể 勞工團體 • lập thể 立體 • loã thể 裸體 • môi thể 媒體 • ngọc thể 玉體 • nhân thể 人體 • nhục thể 肉體 • quốc thể 國體 • suy thể 衰體 • sự thể 事體 • sử thể 史體 • tân thể 新體 • thánh thể 聖體 • thân thể 身體 • thật thể 實體 • thể cách 體格 • thể chế 體制 • thể diện 體面 • thể dục 體育 • thể hiện 體現 • thể lệ 體例 • thể lượng 體諒 • thể nghiệm 體驗 • thể phách 體魄 • thể tài 體裁 • thể thao 體操 • thể thiếp 體貼 • thể thống 體統 • thể thức 體式 • thể tích 體積 • thi thể 尸體 • thi thể 屍體 • thực thể 實體 • tinh thể 星體 • toàn thể 全體 • trọng thể 重體 • tứ thể 四體 • văn thể 文體 • vật thể 物體 • xích thể 赤體