Có 1 kết quả:

cự
Âm Hán Việt: cự
Tổng nét: 11
Bộ: túc 足 (+4 nét)
Lục thư: hình thanh
Hình thái:
Nét bút: 丨フ一丨一丨一一フ一フ
Thương Hiệt: RMSS (口一尸尸)
Unicode: U+8DDD
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: cao
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Pinyin: ㄐㄩˋ
Âm Nôm: cự, cựa
Âm Nhật (onyomi): キョ (kyo)
Âm Nhật (kunyomi): へだ.たる (heda.taru), けづめ (kezume)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: geoi6, keoi5

Tự hình 4

Dị thể 3

1/1

cự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoảng cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cựa (gà, trĩ...). ◇Hậu Hán Thư 後漢書: “Thư kê hóa vi hùng, bất minh vô cự” 雌雞化為雄, 不鳴無距 (Ngũ hành nhất) Gà mái hóa gà trống, (mà) không gáy không có cựa.
2. (Danh) Phiếm chỉ chân. ◇Trương Giản Chi 張柬之: “Nam quốc đa giai nhân, Mạc nhược đại đê nữ. Ngọc sàng thúy vũ trướng, Bảo miệt liên hoa cự” 南國多佳人, 莫若大堤女. 玉床翠羽帳, 寶襪蓮花距 (Đại đê khúc 大堤曲).
3. (Danh) Cột, trụ. § Vì cột trụ cách nhau một khoảng cách nhất định, nên gọi như vậy. ◇Cựu Đường Thư 舊唐書: “Chu thiết thạch cự thập bát, như bi chi trạng, khứ đàn nhị bộ, kì hạ thạch phụ nhập địa sổ xích” 周設石距十八, 如碑之狀, 去壇二步, 其下石跗入地數尺 (Lễ nghi chí nhất 禮儀志一).
4. (Động) Cách nhau. ◎Như: “tương cự tam thốn” 相距三寸 cách nhau ba tấc. ◇Vương An Thạch 王安石: “Cự kì viện đông ngũ lí” 距其院東五里 (Du Bao Thiền Sơn kí 遊褒禪山記) Cách (thiền) viện đó năm dặm về phía đông.
5. (Động) Chống cự. § Thông “cự” 拒. ◇Thi Kinh 詩經: “Cảm cự đại bang” 敢距大邦 (Đại nhã 大雅, Hoàng hĩ 皇矣) Dám chống nước lớn.
6. (Động) Đến, tới. ◇Thư Kinh 書經: “Dư quyết cửu xuyên, cự tứ hải” 予决九川, 距四海 (Ích tắc 益稷) Ta khơi chín sông cho đến bốn bể.
7. (Tính) Lớn. § Thông “cự” 巨. ◎Như: “cự thạch” 距石 đá lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cựa gà.
② Khoảng cách nhau. Như tương cự tam thốn 相距三寸 chỗ cùng cách nhau ba tấc.
③ Chống cự, cùng nghĩa với chữ 拒.
④ Lớn.
⑤ Đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cách: 相距不遠 Cách nhau không xa; 距今數日 Cách đây ít ngày;
② Khoảng cách: 等距 Khoảng cách đều nhau; 株距 Khoảng cách giữa hai cây (khóm) lúa hoặc ngô v.v.
③ (động) Cựa gà;
④ (văn) Chống cự (dùng như 拒, bộ 扌);
⑤ (văn) Lớn;
⑥ (văn) Đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cựa gà — Cách xa.

Từ ghép 6