Có 25 kết quả:

佢 cự勮 cự岠 cự巨 cự拒 cự柜 cự歫 cự洰 cự渠 cự炬 cự秬 cự簴 cự粔 cự苣 cự虡 cự蚷 cự詎 cự讵 cự距 cự遽 cự醵 cự鉅 cự鐻 cự钜 cự駏 cự

1/25

cự [cừ, cử]

U+4F62, tổng 6 nét, bộ nhân 人 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nó, hắn ( tiếng địa phương Quảng Đông ).

Tự hình 1

Bình luận 0

cự [kịch]

U+52EE, tổng 15 nét, bộ lực 力 (+13 nét)
phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết sức làm việc gì — Sợ hãi — Mau lẹ — To lớn.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

cự

U+5CA0, tổng 7 nét, bộ sơn 山 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn núi lớn — Tới. Đến.

Tự hình 1

Bình luận 0

cự []

U+5DE8, tổng 4 nét, bộ công 工 (+1 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

lớn, to

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To, lớn. ◎Như: “cự khoản” khoản tiền lớn, “cự thất” nhà có tiếng lừng lẫy (danh gia vọng tộc), “cự vạn” số nhiều hàng vạn. ◇Tô Thức : “Cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân” , (Hậu Xích Bích phú ) Cất lưới được cá, miệng to vảy nhỏ.
2. (Danh) Cái khuôn hình vuông. § Thông .
3. (Danh) Họ “Cự”.
4. (Trợ) Há. § Thông “cự” . ◇Hán Thư : “Bái Công bất tiên phá Quan Trung binh, công cự năng nhập hồ?” , (Cao đế kỉ thượng ) Bái Công không phá trước tiên quân ở Quan Trung, ông há có thể vào được ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, cự thất nhà có tiếng lừng lẫy. Số nhiều gọi là cự vạn .
② Há, cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Thép;
② To lớn (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① To, lớn, đồ sộ, khổng lồ, kếch sù, lừng lẫy, vĩ đại: Gió to; Bức tranh lớn; Nhà có tiếng lừng lẫy; Khoản tiền khổng lồ, món tiền (số bạc) kếch sù;
② (văn) Há (dùng như , bộ );
③ [Jù] (Họ) Cự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn.

Tự hình 7

Dị thể 6

Từ ghép 24

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự [củ]

U+62D2, tổng 7 nét, bộ thủ 手 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

đánh trả, chống cự

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chống lại. ◎Như: “cự địch” chống địch. ◇Đỗ Mục : “Sử lục quốc các ái kì nhân, tắc túc dĩ cự Tần” 使, (A phòng cung phú ) Sáu nước nếu biết yêu thương dân mình, thì đủ sức chống lại nhà Tần.
2. (Động) Cầm giữ, cứ thủ. ◇Tam quốc diễn nghĩa : “Vi do tử cự trại môn, tranh nại trại hậu tặc quân dĩ nhập” , (Đệ thập lục hồi) (Điền) Vi vẫn liều chết giữ cửa trại, nhưng quân giặc đã kéo được vào cửa sau.
3. (Động) Từ khước, không tiếp nhận. ◎Như: “cự tuyệt” nhất định từ khước. ◇Luận Ngữ : “Khả giả dữ chi, kì bất khả giả cự chi” , (Tử Trương ) Người tốt thì làm bạn, người không tốt thì cự tuyệt.
4. (Động) Làm trái. ◎Như: “cự mệnh” làm trái mệnh lệnh.
5. Một âm là “củ”. (Danh) Trận thế hình vuông, dàn quân ra từng phương. § Thông “củ” .

Từ điển Thiều Chửu

① Chống cự.
② Một âm là củ. trận hình vuông, giàn quân ra từng phương. Có khi dùng như chữ củ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống cự: Chống địch;
② Từ chối, cự tuyệt, không nhận, gạt đi: Từ chối không thi hành; Không nhận tiền hối lộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn giữ. Ngăn chống — Phản đối.

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 9

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự [cử, quỹ]

U+67DC, tổng 8 nét, bộ mộc 木 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cây cự (một loài liễu lớn)
2. cái quầy, cái tủ

Từ điển Thiều Chửu

① Cây cự, một loài liễu lớn.
② Cái quầy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Một giống liễu;
② Quầy hàng. Xem [guì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tủ ( tiếng địa phương vùng Giang Tô ).

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+6B6B, tổng 8 nét, bộ chỉ 止 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

khoảng cách

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Như (bộ );
② Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại — Ngăn lại. Như chữ Cự .

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

cự

U+6D30, tổng 7 nét, bộ thuỷ 水 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

sông hồ có nhiều sản vật phong phú

Tự hình 1

Bình luận 0

cự

U+70AC, tổng 8 nét, bộ hoả 火 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

bó đuốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bó đuốc. ◇Đỗ Mục : “Hàm Cốc cử, Sở nhân nhất cự, khả lân tiêu thổ” , , (A phòng cung phú ) Hàm Cốc nổi tung, đuốc Sở một bùng, thương thay đất sém.

Từ điển Thiều Chửu

① Bó đuốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đuốc: Mắt sáng như đuốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bó củi lại mà đốt — Cái đuốc.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+79EC, tổng 9 nét, bộ hoà 禾 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lúa nếp đen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa nếp đen, dùng để cất rượu. ◎Như: “cự sưởng” rượu cất bằng lúa nếp đen dùng trong tế lễ quỷ thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa nếp đen, dùng để cất rượu, dùng men bằng uất kim gọi là rượu cự xưởng .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lúa nếp đen: Rượu cự sưởng (cất bằng lúa nếp đen).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa nếp đen, nếp cẩm.

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+7C34, tổng 19 nét, bộ trúc 竹 (+13 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cây xà ngang để treo chuông, khánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột đứng dùng làm giá treo chuông khánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái xà ngang để treo chuông treo khánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cây xà ngang để treo chuông, khánh.

Tự hình 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+7C94, tổng 10 nét, bộ mễ 米 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

một loại thực phẩm thời xưa hình vòng xuyến, làm từ gạo

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+82E3, tổng 7 nét, bộ thảo 艸 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: oa cự ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Oa cự” rau diếp.

Từ điển Thiều Chửu

① Oa cự rau diếp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [wojù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây đuốc làm bằng cây lau.

Tự hình 2

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+8661, tổng 13 nét, bộ hô 虍 (+7 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái giá (treo chuông, khánh)
2. ghế cao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái giá treo chuông, treo khánh. § Cũng viết là “cự” .
2. (Danh) Cái ghế. Cũng như “kỉ” .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái giá treo chuông treo khánh, khắc loài mãnh thú ở trên.
② Ghế cao.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Cây trụ đứng hai bên cái giá treo chuông, khánh;
② Cái bàn nhỏ hơi cao đặt ở trước giường nằm.

Tự hình 3

Dị thể 11

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+86B7, tổng 10 nét, bộ trùng 虫 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Thương cự” một loài như rết. § Còn có nhiều tên khác: “bách túc” , “mã quyên” , “mã huyền” , “mã du” , “mã lục” , “hương du trùng” .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cuốn chiếu.

Tự hình 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+8A4E, tổng 11 nét, bộ ngôn 言 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. chẳng nhẽ, há (phụ từ)
2. nếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Há, làm sao, lẽ nào. § Tương đương với “khởi” . ◎Như: “cự khả” có thể nào, “cự khẳng” há chịu.
2. (Phó) Biểu thị phủ định. § Tương đương với “vô” , “phi” , “bất” . ◇Giang Yêm : “Chí như nhất khứ tuyệt quốc, cự tương kiến kì” , (Biệt phú ) Đến nơi xa xôi cùng tận, chẳng hẹn ngày gặp nhau.
3. (Phó) Từng, đã, có lần. § Dùng như “tằng” . ◇Vương An Thạch : “Thử vãng cự kỉ thì, Lương quy diệc vân tạm” , (Cửu nhật tùy gia nhân du đông san ) Nóng đi đã bao lâu, Mát về lại bảo mới đây.
4. (Phó) Không ngờ, ngờ đâu. ◇Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : “Cự tiếp liễu hồi điều, hựu thị thôi từ” , (Đệ 101 hồi) Không ngờ nhận được hồi đáp, lại là lời từ khước.
5. (Liên) Nếu, như quả. ◇Quốc ngữ : “Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu” , , Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.
6. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇Liệt Tử : “Nhược tương thị mộng kiến tân giả chi đắc lộc da? Cự hữu tân giả da? Kim chân đắc lộc, thị nhược chi mộng chân da?” 鹿? ? 鹿, ? (Chu Mục vương ) Nếu như là mộng thấy người kiếm củi bắt được con hươu? Hay là có người kiếm củi thực? Bây giờ đã thực được con hươu, thì ra mộng như là thực à?

Từ điển Thiều Chửu

① Há. Như cự khả há nên, cự khẳng há chịu, đều dùng làm lời nói đoán trước chưa biết về sau ra thế nào cả.
② Nếu. Quốc ngữ : Cự phi thánh nhân, bất hữu ngoại hoạn, tất hữu nội ưu nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Làm sao, há: ? La Hữu làm sao kém hơn Nguỵ Dương Nguyên? (Thế thuyết tân ngữ); ¯°,? Quân ta vừa mới đến, ngựa chưa cho ăn, quân lính chưa cơm nước, làm sao (há) có thể đánh được? (Cựu Đường thư); Há chịu;
② Nếu: Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há rằng — Sao lại — Ví như.

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+8BB5, tổng 6 nét, bộ ngôn 言 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. chẳng nhẽ, há (phụ từ)
2. nếu

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Làm sao, há: ? La Hữu làm sao kém hơn Nguỵ Dương Nguyên? (Thế thuyết tân ngữ); ¯°,? Quân ta vừa mới đến, ngựa chưa cho ăn, quân lính chưa cơm nước, làm sao (há) có thể đánh được? (Cựu Đường thư); Há chịu;
② Nếu: Nếu chẳng phải thánh nhân thì không có lo ngoài ắt có lo trong (Quốc ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

cự

U+8DDD, tổng 11 nét, bộ túc 足 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

khoảng cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cựa (gà, trĩ...). ◇Hậu Hán Thư : “Thư kê hóa vi hùng, bất minh vô cự” , (Ngũ hành nhất) Gà mái hóa gà trống, (mà) không gáy không có cựa.
2. (Danh) Phiếm chỉ chân. ◇Trương Giản Chi : “Nam quốc đa giai nhân, Mạc nhược đại đê nữ. Ngọc sàng thúy vũ trướng, Bảo miệt liên hoa cự” , . , (Đại đê khúc ).
3. (Danh) Cột, trụ. § Vì cột trụ cách nhau một khoảng cách nhất định, nên gọi như vậy. ◇Cựu Đường Thư : “Chu thiết thạch cự thập bát, như bi chi trạng, khứ đàn nhị bộ, kì hạ thạch phụ nhập địa sổ xích” , , , (Lễ nghi chí nhất ).
4. (Động) Cách nhau. ◎Như: “tương cự tam thốn” cách nhau ba tấc. ◇Vương An Thạch : “Cự kì viện đông ngũ lí” (Du Bao Thiền Sơn kí ) Cách (thiền) viện đó năm dặm về phía đông.
5. (Động) Chống cự. § Thông “cự” . ◇Thi Kinh : “Cảm cự đại bang” (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Dám chống nước lớn.
6. (Động) Đến, tới. ◇Thư Kinh : “Dư quyết cửu xuyên, cự tứ hải” , (Ích tắc ) Ta khơi chín sông cho đến bốn bể.
7. (Tính) Lớn. § Thông “cự” . ◎Như: “cự thạch” đá lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cựa gà.
② Khoảng cách nhau. Như tương cự tam thốn chỗ cùng cách nhau ba tấc.
③ Chống cự, cùng nghĩa với chữ .
④ Lớn.
⑤ Đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cách: Cách nhau không xa; Cách đây ít ngày;
② Khoảng cách: Khoảng cách đều nhau; Khoảng cách giữa hai cây (khóm) lúa hoặc ngô v.v.
③ (động) Cựa gà;
④ (văn) Chống cự (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Lớn;
⑥ (văn) Đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cựa gà — Cách xa.

Tự hình 4

Dị thể 3

Từ ghép 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+907D, tổng 16 nét, bộ sước 辵 (+13 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

rời xa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Truyền tin, đưa tin. ◎Như: “cự nhân” lính trạm, người truyền đạt mệnh lệnh, “cự dịch” xe và ngựa trạm (truyền tin).
2. (Động) Phát động, hưng khởi. ◇Khuất Nguyên : “Xuân khí phấn phát, vạn vật cự chỉ” , (Sở từ , Đại chiêu ) Khí xuân bùng phát, muôn vật hưng khởi.
3. (Phó) Nhanh, lẹ.
4. (Phó) Vội vàng, gấp rút. ◎Như: “cấp cự” vội vàng, “cự nhĩ như thử” dồn dập như thế. ◇Liệt Tử : “Khủng nhân kiến chi dã, cự nhi tàng chư hoàng trung” , (Chu Mục vương ) Sợ người khác thấy (con hươu), vội vàng giấu nó trong cái hào cạn.
5. (Tính) Hết, vẹn. ◇Tả Tư : “Kì dạ vị cự, đình liệu tích tích” , (Ngụy đô phú ).
6. (Tính) Sợ hãi. ◎Như: “hoàng cự” kinh hoàng, “cự dong” vẻ mặt hoảng hốt.
7. (Phó) Sao, há sao, biết đâu. ◇Hoài Nam Tử : “Thử hà cự bất năng vi phúc hồ?” (Tái ông thất mã ) Việc này biết đâu lại không là may?
8. (Danh) Tên con thú đầu hươu mình rồng (trong thần thoại).

Từ điển Thiều Chửu

① Vội vàng. Như cấp cự vội vàng, sự gì thốt nhiên đồn đến gọi là cự nhĩ như thử .
② Sợ hãi. Như hoàng cự kinh hoàng.
③ Chạy trạm đưa, dùng xe mà đưa tin gọi là truyền , dùng ngựa mà đưa tin gọi là cự .
④ Bèn, dùng làm trợ từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Vội vã, cấp tốc, ngay, nhanh chóng: Không thể vội kết luận được; Nói rồi thì làm ngay; Đột nhiên, thình lình; Đi vội, rảo bước; Dồn dập đến như thế; ? Sao mau già thế? (Nam sử: Vương Tăng Nhục truyện);
② Sợ hãi: Kinh hoàng; Sắc mặt hai ông Tôn, Vương đều sợ hãi (Thế thuyết tân ngữ);
③ (Xe) ngựa đưa tin, (xe) ngựa trạm: Cỡi ngựa trạm mà tới (Tả truyện: Chiêu công nhị niên);
④ Thì sao, sao lại (thường dùng , biểu thị sự phản vấn): ? Đê có tới hàng vạn lỗ, lấp một lỗ, thì cá sao không có chỗ ra? (Hoài Nam tử); ? Việc này sao lại không là may? (Hoài Nam tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền đi. Đưa tin tức giấy tờ tới nơi khác — Gấp rút, cấp bách. Chẳng hạn Cấp cự — Sợ hãi.

Tự hình 3

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+91B5, tổng 20 nét, bộ dậu 酉 (+13 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

quyên góp làm tiệc tiễn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Góp tiền uống rượu. ◇Liêu trai chí dị : “Chúng đương cự tác diên” (Lục phán ) Bọn chúng tôi góp tiền mời tiệc.
2. (Động) Gom góp, hùm. ◎Như: “cự kim vi thọ” góp tiền làm lễ thọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Góp tiền làm tiệc tiễn. Vì thế nên thu nhận tiền quà của mọi người cũng gọi là cự. Như cự kim vi thọ góp tiền làm lễ thọ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Góp tiền để làm tiệc tiễn đưa. (Ngr) Góp, gom, hùn: Góp tiền làm lễ mừng thọ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp uống rượu — Góp tiền với nhau.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự

U+9245, tổng 12 nét, bộ kim 金 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. lớn
2. sắt cứng
3. cái móc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sắt cứng.
2. (Danh) Cái móc.
3. (Tính) To lớn. § Thông “cự” .
4. (Phó) Sao, làm sao, há. § Thông “cự” . ◇Chiến quốc sách : “Kim vương dĩ dụng chi ư Việt hĩ, nhi vong chi ư Tần, thần dĩ vi vương cự tốc vong hĩ” , , (Sở sách nhất ) Nay nhà vua dùng (chinh sách đó) ở Việt, mà bỏ không dùng ở Tần, tôi cho rằng nhà vua sao mà mau quên quá.

Từ điển Thiều Chửu

① To lớn. Cùng nghĩa với chữ cự .
② Sắt cứng.
③ Cái móc.
④ Sao, làm sao, há. Cùng nghĩa với chữ cự .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Thép;
② To lớn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắt thật cứng, thép — To lớn — Cái liềm lớn.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

cự [cứ, cừ]

U+943B, tổng 21 nét, bộ kim 金 (+13 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một nhạc khí, hình như cái chuông. Xưa làm bằng gỗ, sau làm bằng đồng. ◇Trang Tử : “Tử Khánh tước mộc vi cự, cự thành, kiến giả kinh do quỷ thần” , , (Đạt sanh ) Phó mộc Khánh đẽo gỗ làm ra cái cự, cự làm xong, ai coi thấy giật mình tưởng như quỷ thần làm ra.
2. (Danh) Giá chuông, giá trống. Cũng viết là . ◇Sử Kí : “Thu thiên hạ binh, tụ chi Hàm Dương, tiêu dĩ vi chung cự” , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Thu binh khí trong thiên hạ, tập hợp ở Hàm Dương, đúc làm chuông, giá chuông.
3. Một âm là “cừ”. (Danh) Vòng đeo tai của dân tộc thiểu số.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai chuông hoặc tai trống — Một loại nhạc khí cổ.

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

cự

U+949C, tổng 9 nét, bộ kim 金 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. lớn
2. sắt cứng
3. cái móc

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

cự

U+99CF, tổng 14 nét, bộ mã 馬 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

xem: cự hư

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Cự hư.

Tự hình 1

Dị thể 2

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0