Có 7 kết quả:

徴 trừng徵 trừng惩 trừng懲 trừng澂 trừng澄 trừng瞪 trừng

1/7

trừng [chuỷ, trưng]

U+5FB4, tổng 14 nét, bộ xích 彳 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. Một dạng của chữ “trưng” 徵.

Tự hình 1

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trừng [chuỷ, truỷ, trưng]

U+5FB5, tổng 15 nét, bộ xích 彳 (+12 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vời, triệu tập. ◎Như: “trưng tập” 徵集 vời họp, “trưng binh” 徵兵 gọi nhập ngũ, “trưng tích” 徵辟 lấy lễ đón người hiền.
2. (Động) Chứng minh, làm chứng. ◇Luận Ngữ 論語: “Hạ lễ ngô năng ngôn chi, Kỉ bất túc trưng dã” 夏禮吾能言之, 杞不足徵也 (Bát dật 八佾) Lễ chế nhà Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ không đủ làm chứng.
3. (Động) Thành, nên. ◎Như: “nạp trưng” 納徵 nộp lễ vật cho thành lễ cưới.
4. (Động Thu, lấy. ◎Như: “trưng phú” 徵賦 thu thuế.
5. (Động) Hỏi. ◎Như: “trưng tuân ý kiến” 徵詢意見 trưng cầu ý kiến.
6. (Động) Mong tìm, cầu. ◎Như: “trưng hôn” 徵婚 cầu hôn.
7. (Danh) Điềm, triệu, dấu hiệu. ◎Như: “cát trưng” 吉徵 điềm tốt, “hung trưng” 凶徵 điềm xấu. ◇Sử Kí 史記: “Phù quốc tất y san xuyên, san băng xuyên kiệt, vong quốc chi trưng dã” 夫國必依山川, 山崩川竭, 亡國之徵也 (Chu bổn kỉ 周本紀) Nước tất nương dựa vào núi sông, núi lở sông cạn, đó là điềm triệu nước mất vậy.
8. (Danh) Họ “Trưng”.
9. Một âm là “chủy”. (Danh) Một âm trong ngũ âm: “cung” 宮, “thương” 商, “giốc” 角, “chủy” 徵, “vũ” 羽.
10. Lại một âm là “trừng”. § Cùng nghĩa với chữ “trừng” 懲.
11. § Phồn thể của 征.

Từ điển Thiều Chửu

① Vời. Như trưng tập 徵 vời họp. Cứ sổ đinh mà bắt lính gọi là trưng binh 徵兵. Nhà nước lấy lễ đón người hiền gọi là trưng tích 徵辟, người được đón mời gọi là trưng quân 徵軍.
② Chứng cớ. Như kỉ bất túc trưng dã 杞不足徵也 nước Kỉ chẳng đủ làm chứng vậy. Nay gọi người nào có tướng thọ là thọ trưng 壽徵 là theo nghĩa ấy. Thành, nên đưa lễ cưới để xin gọi là nạp trưng 納徵 nghĩa là nộp của cho thành lễ cưới vậy.
④ Thu, như trưng phú 徵賦 thu thuế.
⑤ Hỏi.
⑥ Một âm là chuỷ. Một thứ tiếng trong năm tiếng, cung 宮, thương 商, giốc 角, chuỷ 徵, vũ 羽.
⑦ Lại một âm là trừng. Cùng nghĩa với chữ 懲.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 懲 (bộ 心).

Tự hình 6

Dị thể 7

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trừng

U+60E9, tổng 12 nét, bộ tâm 心 (+8 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

trừng trị, răn đe

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 懲

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răn, răn bảo: 懲前毖後 Răn trước ngừa sau;
② Trừng trị, trừng phạt, trị tội: 嚴懲兇手 Trừng trị nghiêm khắc hung thủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 懲

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 2

Bình luận 0

trừng

U+61F2, tổng 19 nét, bộ tâm 心 (+15 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

trừng trị, răn đe

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách phạt. ◎Như: “tưởng trừng” 獎懲 khen thưởng và trách phạt, “nghiêm trừng” 嚴懲 trừng trị nặng.
2. (Động) Răn bảo. ◎Như: “trừng tiền bí hậu” 懲前毖後 răn trước mà cẩn thận về sau.
3. (Động) Ngăn cấm. ◇Thi Kinh 詩經: “Dân chi ngoa ngôn, Ninh mạc chi trừng?” 民之訛言, 寧莫之懲 (Tiểu nhã 小雅, Miện thủy 沔水) Những lời sai trái của dân, Há sao không ngăn cấm?
4. (Động) Hối hận, hối tiếc. ◇Khuất Nguyên 屈原: “Thân thủ li hề tâm bất trừng” 帶長劍兮挾秦弓 (Cửu ca 九歌, Quốc thương 國殤) Đầu lìa khỏi mình hề, lòng không hối tiếc.

Từ điển Thiều Chửu

① Răn bảo, trừng trị. Răn bảo cho biết sợ không dám làm bậy nữa gọi là trừng. Như bạc trừng 薄懲 trừng trị qua, nghiêm trừng 嚴懲 trừng trị nặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răn, răn bảo: 懲前毖後 Răn trước ngừa sau;
② Trừng trị, trừng phạt, trị tội: 嚴懲兇手 Trừng trị nghiêm khắc hung thủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răn dạy, bắt phải thôi — Phạt điều lỗi.

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trừng

U+6F82, tổng 15 nét, bộ thuỷ 水 (+12 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trong (nước)
2. lọc

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ “trừng” 澄.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ trừng 澄.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 澄.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trừng 澄.

Tự hình 1

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trừng

U+6F84, tổng 15 nét, bộ thuỷ 水 (+12 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. trong (nước)
2. lọc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong (nước, chất lỏng). ◇Tạ Thiểu 謝朓: “Trừng giang tĩnh như luyện” 澄江靜如練 (Vãn đăng Tam San hoàn vọng kinh ấp 晚登三山還望京邑) Dòng sông trong tĩnh lặng như dải lụa trắng.
2. (Tính) Trong sáng.
3. (Động) Gạn, lắng, lọc, làm cho trong. ◎Như: “bả giá bồn thủy trừng nhất trừng” 把這盆水澄一澄 lắng chậu nước này cho trong một cái. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: “Nhất bàn lam bích trừng minh kính” 一盤藍碧澄明鏡 (Vân Đồn 雲 屯) Mặt nước như bàn xanh biếc lắng tấm gương trong.
4. (Động) Ngừng, yên tĩnh.
5. (Động) Yên định.

Từ điển Thiều Chửu

① Lắng trong.
② Gạn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nước trong. (Ngr) Làm cho sáng tỏ vấn đề. Xem 澄 [dèng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Lắng, lóng, gạn, lọc.【澄清】trừng thanh [dèngqing] Lắng, lóng (cho trong): 這水太渾,等澄清了再用 Nước đục quá, chờ cho cặn lắng rồi mới dùng. Xem 澄 [chéng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước yên lặng và trong suốt — Lắng xuống.

Tự hình 3

Dị thể 3

Chữ gần giống 4

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trừng

U+77AA, tổng 17 nét, bộ mục 目 (+12 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

giương mắt, trợn mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trợn mắt nhìn (vì giận dữ hoặc không vừa ý). ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Phu trừng mục đại hát viết: Nhữ phi ngô quân, ngô phi nhữ thần, hà phản chi hữu?” 孚瞪目大喝曰: 汝非吾君, 吾非汝臣, 何反之有 (Đệ tứ hồi) (Ngũ) Phu trợn mắt quát lớn: Ngươi không phải vua của ta, ta không phải tôi của ngươi, làm sao có chuyện phản nghịch được?
2. (Động) Giương to tròng mắt nhìn. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng, Khả liên đối diện bất tương tri” 雙眼瞪瞪空想像, 可憐對面不相知 (Long Thành cầm giả ca 龍城琴者歌) Hai mắt trừng trừng luống tưởng tượng, Thương ôi, đối mặt chẳng hay nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Trơ mắt, nhìn đờ mắt. Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng, Khả liên đối diện bất tương tri 雙眼瞪瞪空想像,可憐對面不相知 (Nguyễn Du 阮攸) hai mắt trừng trừng luống tưởng tượng, đáng thương đối mặt chẳng hay nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương mắt, trừng mắt, trợn mắt, trơ mắt, trố mắt: 他把眼睛都瞪圓了 Anh ta giương đôi mắt tròn xoe;
② Lườm, nhìn chòng chọc: 我瞪了他一眼 Tôi lườm nó một cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương mắt nhìn giận dữ. Cũng nói: Trừng trừng.

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0