Có 8 kết quả:

万 mặc冒 mặc嘿 mặc嚜 mặc墨 mặc穆 mặc纆 mặc默 mặc

1/8

mặc [vạn]

U+4E07, tổng 3 nét, bộ nhất 一 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(tên riêng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Muôn, một dạng của “vạn” .
2. Một âm là “mặc”. (Danh) “Mặc Kì” họ Mặc Kì (phức tính họ kép), vốn là tên của bộ lạc “Tiên Ti” , sau lấy làm họ. Đời Bắc Tề có “Mặc Sĩ Phổ Bạt” .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Muôn, cũng như chữ vạn .
② Một âm là Mặc. Như là Mặc Kì , họ Mặc Kì.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mặc Kì [Mòqí] (Họ) Mặc Kì. Xem [wàn].

Tự hình 4

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

mặc [mạo]

U+5192, tổng 9 nét, bộ quynh 冂 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bốc lên, đổ ra. ◎Như: “mạo yên” bốc khói, “mạo hãn” đổ mồ hôi.
2. (Động) Xông pha, bất chấp, làm mà không e sợ. ◎Như: “mạo hiểm” xông pha nơi nguy hiểm, “mạo vũ” xông mưa. ◇Hồng Lâu Mộng : “Bảo Ngọc mang cật liễu nhất bôi, mạo tuyết nhi khứ” , (Đệ ngũ thập hồi) Bảo Ngọc uống ngay một chén, rồi đi ra ngoài tuyết.
3. (Động) Giả xưng, giả làm. ◎Như: “mạo danh” giả xưng, “giả mạo” giả làm.
4. (Phó) Bừa, liều, lỗ mãng. ◎Như: “mạo phạm” xúc phạm, đụng chạm, “mạo tiến” tiến bừa.
5. (Danh) Họ “Mạo”.
6. Một âm là “mặc”. (Danh) ◎Như: “Mặc Đốn” tên chủ rợ Hung nô.

Từ điển Thiều Chửu

① Trùm đậy.
② Phạm, cứ việc tiến đi không e sợ gì gọi là mạo, như mạo hiểm xông pha nơi nguy hiểm, mạo vũ xông mưa.
③ Hấp tấp, như mạo muội lỗ mãng, không xét sự lí cứ làm bừa.
④ Tham mạo. Thấy lợi làm liều gọi là tham mạo .
⑤ Giả mạo, như mạo danh mạo tên giả.
⑥ Một âm là mặc, như Mặc Ðốn tên chủ rợ Hung nô.

Tự hình 3

Dị thể 15

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

mặc [hắc]

U+563F, tổng 15 nét, bộ khẩu 口 (+12 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Im lặng, không nói. § Dùng như “mặc” .
2. Một âm là “hắc” (Thán) Biểu thị ngạc nhiên, đắc ý: chà, hừ.
3. (Trợ) Biểu thị kêu gọi hoặc gây chú ý: này, nào.
4. (Trạng thanh) Tiếng cười: hề hề.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [mò]. Xem [hei].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng không nói gì.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

mặc [ma, muội]

U+569C, tổng 18 nét, bộ khẩu 口 (+15 nét)
phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bất đắc ý. § Cũng viết là “mặc mặc” , “mặc mặc” .
2. Một âm là “ma”. (Trợ) Dùng như “ma” .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Như ;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Mặc — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là nhãn hiệu của món hàng.

Tự hình 1

Bình luận 0

mặc

U+58A8, tổng 15 nét, bộ thổ 土 (+12 nét), hắc 黑 (+3 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

mực viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mực. ◎Như: “bút mặc” bút mực.
2. (Danh) Văn tự, văn chương, tri thức. ◎Như: “hung vô điểm mặc” trong bụng không có một chữ (dốt đặc), “tích mặc như kim” yêu quý văn chương như vàng.
3. (Danh) Chữ viết hoặc tranh vẽ. ◎Như: “di mặc” bút tích.
4. (Danh) Hình phạt đời xưa thích chữ vào mặt rồi bôi mực lên.
5. (Danh) Đạo “Mặc” nói tắt, đời Chiến Quốc có ông “Mặc Địch” lấy sự yêu hết mọi người như mình làm tôn chỉ.
6. (Danh) Nước “Mặc”, gọi tắt nước “Mặc-tây-kha” 西 (Mexico) ở châu Mĩ.
7. (Danh) Một đơn vị chiều dài ngày xưa, năm thước là một “mặc”.
8. (Danh) Họ “Mặc”.
9. (Tính) Đen. ◎Như: “mặc cúc” hoa cúc đen.
10. (Tính) Tham ô. ◎Như: “mặc lại” quan lại tham ô.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc đen.
② Mực.
③ Hình mặc. Một thứ hình pháp đời xưa thích chữ vào mặt rồi bôi mực vào.
④ Tham mặc, quan lại tham tiền làm sai phép gọi là mặc lại .
⑤ Ðạo Mặc, đời Chiến-quốc có ông Mặc Ðịch lấy sự yêu hết mọi người như mình làm tôn chỉ, cho nên gọi là Ðạo Mặc.
⑥ Nước Mặc, gọi tắt nước Mặc-tây-kha 西 (Mexico) ở châu Mĩ.
⑦ Một thứ đo ngày xưa, năm thước là một mặc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mực: Một thoi mực; Mài mực; Mực đặc quá; Mực (để in);
② Đồ đo chiều dài thời xưa (bằng 5 thước);
③ Chữ viết hoặc tranh vẽ: Bút tích;
④ Sự hiểu biết, kiến thức, sự học: Dốt nát, mít đặc;
⑤ Đen, râm: Kính râm;
⑥ (văn) Tham ô: Quan lại tham nhũng;
⑦ Hình phạt bôi mực (một thứ hình phạt xưa, thích chữ vào mặt hoặc trán rồi bôi mực vào để làm dấu);
⑧ [Mò] (Tên gọi tắt) nước Mê-hi-cô (西, thuộc Châu Mĩ la-tinh);
⑨ [Mò] (Họ) Mặc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mực để viết — Màu đen — Họ người.

Tự hình 4

Dị thể 2

Từ ghép 27

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

mặc [mục]

U+7A46, tổng 16 nét, bộ hoà 禾 (+11 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ôn hòa. ◇Thi Kinh : “Mục như thanh phong” (Đại nhã , Chưng dân ) Hòa như gió mát.
2. (Tính) Hòa thuận. ◇Tam quốc chí : “Dữ Hạ Hầu Thượng bất mục” (Cẩu Úc truyện ) Không hòa thuận với Hạ Hầu Thượng.
3. (Tính) Cung kính. ◎Như: “túc mục” cung kính, nghiêm túc, “tĩnh mục” an tĩnh trang nghiêm, “mục mục” đoan trang cung kính.
4. (Tính) Thành tín. ◎Như: “mục tuyên” thành tín công bằng sáng suốt.
5. (Tính) Thuần chính.
6. (Tính) Sâu xa, sâu kín. ◇Khuất Nguyên : “Mục miễu miễu chi vô ngân hề” (Cửu chương , Bi hồi phong ) Xa tít tắp không bờ bến hề.
7. (Tính) Trong suốt. ◎Như: “thiên sắc trừng mục” sắc trời trong vắt.
8. (Tính) Nguy nga, tráng lệ. ◇Thi Kinh : “Mục mục Văn Vương” (Đại nhã , Văn Vương ) Vua Văn Vương hùng tráng cao đẹp.
9. (Danh) Hàng “mục”. § Theo thứ tự lễ nghi tông miếu thời cổ, một đời là hàng “chiêu” , hai đời là hàng “mục” , bên tả là hàng “chiêu” , bên hữu là hàng “mục” .
10. (Danh) Họ “Mục”.
11. (Động) Làm đẹp lòng, làm vui lòng. ◇Quản Tử : “Mục quân chi sắc” (Quân thần hạ ) Làm cho sắc mặt vua vui lên.
12. Một âm là “mặc”. (Phó) § Thông “mặc” . ◎Như: “mặc nhiên” lặng nghĩ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hoà mục, như mục như thanh phong (Thi Kinh ) hoà như gió thanh.
② Mục mục sâu xa.
③ Hàng mục, một đời là hàng chiêu, hai đời là hàng mục, bên tả là hàng chiêu, bên hữu là hàng mục.
④ Làm đẹp lòng, vui.
⑤ Một âm là mặc. Mặc nhiên lặng nghĩ.

Tự hình 5

Dị thể 9

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

mặc

U+7E86, tổng 21 nét, bộ mịch 糸 (+15 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

dây chập nhiều lần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây chắp đôi. ◇Trang Tử : “Phụ li bất dĩ giao tất, ước thúc bất dĩ mặc tác” , (Biền mẫu ) (Cái gì mà tính tự nhiên) bám dính vào nhau thì không (cần đến) keo sơn, (tự nhiên) thắt chặt với nhau thì không (cần dùng) dây chạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Thứ dây chắp ba lần.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Dây chắp ba lần.

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

mặc

U+9ED8, tổng 16 nét, bộ hắc 黑 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

lặng yên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ lặng yên, không nói không cười. ◇Sử Kí : “Hán Vương mặc nhiên lương cửu, viết: Bất như dã” , : (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hán Vương lặng im một lúc, đáp: Ta không bằng (Hạng Vương ).
2. (Phó) Lặng yên. ◎Như: “mặc tọa” ngồi im.
3. (Phó) Ngầm, thầm. ◎Như: “mặc khế” thỏa thuậm ngầm, “mặc đảo” khấn thầm.
4. (Phó) Thuộc lòng. ◎Như: “mặc tụng” đọc tụng theo trí nhớ, “mặc tả” viết thuộc lòng, viết chính tả.
5. (Danh) Họ “Mặc”.

Từ điển Thiều Chửu

① Lặng yên, không nói không cười gọi là mặc. Như mặc toạ ngồi im.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Im lặng, lặng yên: Im lặng không lên tiếng; Ngồi im; Nó là một chú bé lặng lẽ (trầm mặc) ưa nghĩ ngợi;
② Viết ra theo trí nhớ, thầm: Viết chính tả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng — không nói gì.

Tự hình 3

Dị thể 6

Từ ghép 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0