Có 2 kết quả:

huì ㄏㄨㄟˋwèi ㄨㄟˋ
Âm Pinyin: huì ㄏㄨㄟˋ, wèi ㄨㄟˋ
Tổng nét: 13
Bộ: jì 彐 (+10 nét)
Lục thư: hình thanh & hội ý
Hình thái:
Nét bút: フフ一丶フ丨フ一一一丨ノ丶
Thương Hiệt: VMBWD (女一月田木)
Unicode: U+5F59
Độ thông dụng trong Hán ngữ cổ: trung bình
Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đại: rất cao

Âm đọc khác

Âm Hán Việt: vị, vựng
Âm Nôm: hối, vị, vừng
Âm Nhật (onyomi): イ (i)
Âm Nhật (kunyomi): はりねずみ (harinezumi)
Âm Hàn:
Âm Quảng Đông: wai6, wui6

Tự hình 2

Dị thể 10

Chữ gần giống 1

1/2

huì ㄏㄨㄟˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. loài, loại
2. phân loại
3. tập hợp, thu thập

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, loại. ◎Như: “tự vị” 字彙. ◇Dịch Kinh 易經: “Sơ cửu: Bạt mao như, dĩ kì vị, chinh cát” 初九: 拔茅茹, 以其彙, 征吉 (Thái quái 泰卦) Sơ cửu: Nhổ rễ cỏ mao, lấy theo từng loại, tiến lên thì tốt.
2. (Danh) § Thông “vị” 蝟.
3. (Động) Xếp từng loại với nhau, tụ tập. ◎Như: “vị tập” 彙集 tụ tập.
4. § Ghi chú: Âm “vị” theo Khang Hi tự điển 康熙字典: “vu thiết quý âm vị” 于切貴音胃. Trong âm Hán-Việt thường đọc là “vựng”, thí dụ: “ngữ vựng” 語彙. Có thể vì đã lẫn lộn với chữ “vựng” 暈.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài, xếp từng loại với nhau gọi là vị tập 彙集. Ta quen đọc là vựng.
② Cùng nghĩa với chữ vị 蝟.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Xếp những thứ cùng loại lại với nhau: 彙集 Tập hợp các thứ cùng loại, sưu tập;
② Con nhím (dùng như 猬, bộ 犭, và 蝟, bộ 虫). Xem 匯 [huì] (bộ 匚).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại. Chỉ chung những thứ cùng một loài, một giống, một họ. Td: Tự vị ( bộ sách xếp các chữ theo từng loại ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài. Hạng — Gom lại theo từng hạng, từng loại. Td: Ngữ vựng ( chữ xếp theo từng loại ) — Cũng đọc Vị. Xem thêm Vị.

Từ điển Trung-Anh

(1) class
(2) collection

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, loại. ◎Như: “tự vị” 字彙. ◇Dịch Kinh 易經: “Sơ cửu: Bạt mao như, dĩ kì vị, chinh cát” 初九: 拔茅茹, 以其彙, 征吉 (Thái quái 泰卦) Sơ cửu: Nhổ rễ cỏ mao, lấy theo từng loại, tiến lên thì tốt.
2. (Danh) § Thông “vị” 蝟.
3. (Động) Xếp từng loại với nhau, tụ tập. ◎Như: “vị tập” 彙集 tụ tập.
4. § Ghi chú: Âm “vị” theo Khang Hi tự điển 康熙字典: “vu thiết quý âm vị” 于切貴音胃. Trong âm Hán-Việt thường đọc là “vựng”, thí dụ: “ngữ vựng” 語彙. Có thể vì đã lẫn lộn với chữ “vựng” 暈.