Có 6 kết quả:

化 hoá华 hoá杹 hoá華 hoá貨 hoá货 hoá

1/6

hoá [hoa]

U+5316, tổng 4 nét, bộ tỷ 匕 (+2 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

biến hoá, biến đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎Như: “thiên biến vạn hóa” biến đổi không cùng. ◇Hoài Nam Tử : “Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa” , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎Như: “tạo hóa” , “hóa dục” .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎Như: “giáo hóa” dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎Như: “vật hóa” chết, “vũ hóa” đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎Như: “tiêu hóa” .
6. (Động) Đốt cháy. ◇Tây du kí 西: “Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm” , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎Như: “hóa mộ” , “hóa duyên” nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎Như: “lục hóa” , “ác hóa” , “điện khí hóa” , “khoa học hóa” , “hiện đại hóa” .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎Như: “phong hóa” tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇Liễu Tông Nguyên : “Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa” , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn “hóa học” . ◎Như: “lí hóa” môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là “hoa”. (Danh) “Hoa tử” người ăn mày. § Cũng gọi là “khiếu hoa tử” .

Từ điển Thiều Chửu

① Biến hoá. Biến đổi vô hình. Như hoá thân , hoá trang nghĩa là biến đổi hình tướng không cho ai biết. Phật vì muốn cứu chúng sinh, phải hoá xuống làm thân người gọi là hoá thân. Phàm vật này mất mà vật kia sinh ra gọi là hoá. Như hủ thảo hoá vi huỳnh cỏ thối hoá làm đom đóm. Thoát xác bay lên tiên gọi là vũ hoá . Dần dần ít đi, có rồi lại không cũng gọi là hoá. Như tiêu hoá tiêu tan vật chất hoá ra chất khác, phần hoá lấy lửa đốt cho tan mất, dung hoá cho vào nước cho tan ra. Khoa học về vật chất chia ghẽ các vật ra từng chất, hay pha lẫn mấy chất làm thành một chất gọi là hoá học .
② Hoá sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hoá , là hoá công nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
③ Cảm hoá. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hoá. Như giáo hoá nghĩa là dẫn bảo chúng, cấm ngăn chúng, khiến cho chúng thuận tòng vậy. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hoá , lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hoá , lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hoá . Cho nên kẻ ở cõi ngoài, không theo sự giáo hoá của mình gọi là hoá ngoại , bị mình cảm hoá cũng như theo mình gọi là đồng hoá .
④ Cầu xin, như hoá mộ , hoá duyên nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hoá, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Biến) hoá, đổi: Biến hoá, biến đổi, thay đổi; Cảm hoá;
② Sinh hoá, sinh thành (vạn vật);
③ Dạy dỗ, sửa đổi phong tục cho tốt lên, cảm hoá: Giáo hoá; Cảm hoá bằng ân nghĩa;
④ Tan: Tuyết tan rồi;
⑤ Hoá học: Vật lí và hoá học;
⑥ Chảy: Sắt nung đã chảy;
⑦ Hoá, làm cho biến thành: Cơ giới (khí) hoá nông nghiệp;
hoá mộ [huàmù]; hoá duyên [huàyuán] (tôn) Đi quyên, đi khất thực (của nhà chùa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi — Làm cho thay đổi — Chỉ sự sống — Cũng chỉ sự chết.

Tự hình 6

Dị thể 8

Từ ghép 65

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hoá [hoa]

U+534E, tổng 6 nét, bộ thập 十 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Hoa trâm” dùng để cài hoa lên mũ của các quan to trong triều ngày xưa.
2. Chữ “hoa” cổ.
3. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 11

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

hoá

U+6779, tổng 8 nét, bộ mộc 木 (+4 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây, còn gọi là Mộc phù dung.

Tự hình 1

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

hoá [hoa]

U+83EF, tổng 10 nét, bộ thảo 艸 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trung Quốc, viết tắt của “Hoa Hạ” tên nước Tàu thời cổ.
2. (Danh) Vầng sáng, quầng sáng. ◎Như: “quang hoa” vầng sáng.
3. (Danh) Vẻ tươi tốt, xinh đẹp. ◎Như: “niên hoa” tuổi thanh xuân, “thiều hoa” quang cảnh tươi đẹp.
4. (Danh) Văn sức, vẻ đẹp bên ngoài. ◎Như: “phác thật vô hoa” mộc mạc không văn sức.
5. (Danh) Phần tinh yếu của sự vật, tinh túy. ◎Như: “tinh hoa” . ◇Hàn Dũ : “Hàm anh trớ hoa” (Tiến học giải ) Bao hàm tinh hoa.
6. (Danh) Phấn để trang sức. ◎Như: “duyên hoa” phấn sáp.
7. (Danh) Hoa của cây cỏ. § Cũng như “hoa” . ◎Như: “xuân hoa thu thật” hoa mùa xuân trái mùa thu.
8. (Tính) Thuộc về Trung Quốc. ◎Như: “Hoa ngữ” tiếng Hoa, “Hoa kiều” người Hoa ở xứ ngoài Trung Quốc.
9. (Tính) Tốt đẹp, rực rỡ. ◎Như: “hoa lệ” rực rỡ, lộng lẫy, “hoa mĩ” xinh đẹp.
10. (Tính) Chỉ vụ bề ngoài, không chuộng sự thực. ◎Như: “hoa ngôn” lời hão, lời không thật.
11. (Tính) Phồn thịnh. ◎Như: “phồn hoa” náo nhiệt, đông đúc, “vinh hoa” giàu sang, vẻ vang.
12. (Tính) Bạc, trắng (tóc). ◎Như: “hoa phát” tóc bạc.
13. Một âm là “hóa”. (Danh) “Hóa Sơn” .
14. (Danh) Họ “Hóa”.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Tàu. Nước Tàu tự gọi là Trung Hoa , người Tàu là Hoa nhân .
② Màu mỡ, rực rỡ. Phàm sự gì hiện rõ ra đều gọi là hoa. Như quang hoa , vinh hoa , v.v.
③ Văn sức, cái để trang sức bề ngoài cũng gọi là hoa. Như hoa lệ , hoa mĩ , v.v. Xa phí cũng gọi là xa hoa , son phấn màu mỡ gọi là duyên hoa , nhà cửa sơn đỏ gọi là hoa ốc , v.v. Chỉ vụ bề ngoài không chuộng sự thực gọi là phù hoa , phồn hoa , v.v. đều là cái nghĩa trang sức bề ngoài cả.
④ Tinh hoa. Văn từ hay gọi là hàm anh trớ hoa bao hàm chất tinh hoa, v.v.
⑤ Có tài nổi tiếng. Như tài hoa , thanh hoa , v.v.
⑥ Rực rỡ. Như thiều hoa bóng mặt trời mùa xuân, cảnh sắc bốn mùa gọi là vật hoa hay tuế hoa , v.v. Khen cái tuổi trẻ của người gọi là niên hoa , chỗ đô hội nhiệt náo gọi là kinh hoa , v.v.
⑦ Tóc bạc gọi là hoa phát .
⑧ Cùng nghĩa với chữ hoa .
⑨ Một âm là hoá. Núi Hoá sơn .

Tự hình 6

Dị thể 17

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hoá

U+8CA8, tổng 11 nét, bộ bối 貝 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. tiền tệ
2. hàng hoá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Của cải. ◎Như: “tài hóa” của cải.
2. (Danh) Hàng hóa, thương phẩm. ◎Như: “quốc hóa” hàng nhà nước bán ra, “bách hóa” hàng hóa thường dùng nói chung (quần áo, bát đĩa, ...).
3. (Danh) Tiền tệ. ◎Như: “hóa tệ” tiền tệ.
4. (Danh) Tiếng dùng để chửi mắng. ◎Như: “bổn hóa” đồ ngu, “xuẩn hóa” thứ đần độn.
5. (Động) Bán. ◇Tây du kí 西: “Khước hựu điền viên hoang vu, y thực bất túc, chỉ đắc chước lưỡng thúc sài tân, thiêu hướng thị trần chi gian, hóa kỉ văn tiền, địch kỉ thăng mễ” , , , , , (Đệ nhất hồi) Lại thêm ruộng vườn hoang vu, áo cơm chẳng đủ, chỉ đẵn được vài bó củi, mang ra chợ, bán được mấy mấy đồng tiền, mua dăm thưng gạo.
6. (Động) Đút của, hối lộ. ◇Mạnh Tử : “Vô xứ nhi quỹ chi, thị hóa chi dã” , (Công Tôn Sửu hạ ) Không có cớ gì mà đưa cho, thế là hối lộ vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Của, như hoá tệ của cải. Phàm vật gì có thể đổi lấy tiền được đều gọi là hoá.
② Bán, như sách Mạnh Tử nói vô xứ nhi quỹ chi, thị hoá chi dã không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đấy vậy.
③ Đút của.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng, hàng hoá: Đặt hàng; Nhập khẩu một số hàng hoá;
② Tiền, tiền tệ: Tiền tệ;
③ Bán Bán ra; Không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đó vậy (Mạnh tử);
④ (văn) Đút của;
⑤ (chửi) Đồ, thằng, con: Đồ ngu; Con đĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền bạc — Vật đem bán lấy tiền được. Tức các loại hàng. Ta cũng gọi là hàng hoá — Đem bán — Cho tiền.

Tự hình 4

Dị thể 6

Chữ gần giống 1

Từ ghép 31

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hoá [thải, thắc]

U+8D27, tổng 8 nét, bộ bối 貝 (+4 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. tiền tệ
2. hàng hoá

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng, hàng hoá: Đặt hàng; Nhập khẩu một số hàng hoá;
② Tiền, tiền tệ: Tiền tệ;
③ Bán Bán ra; Không có cớ gì mà đưa cho, thế là bán đó vậy (Mạnh tử);
④ (văn) Đút của;
⑤ (chửi) Đồ, thằng, con: Đồ ngu; Con đĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 6

Chữ gần giống 1

Từ ghép 4

Bình luận 0