Có 5 kết quả:
下 há • 呼 há • 巨 há • 罅 há • 閜 há
Từ điển phổ thông
1. đi xuống
2. ở bên dưới
2. ở bên dưới
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Phần dưới, chỗ thấp. § Đối lại với “thượng” 上. ◇Mạnh Tử 孟子: “Do thủy chi tựu hạ” 猶水之就下 (Li Lâu thượng 離婁上) Giống như nước tụ ở chỗ thấp.
2. (Danh) Bề dưới, bậc dưới (đối với người trên, cấp trên). ◎Như: “bộ hạ” 部下 tay chân, “thủ hạ” 手下 tay sai, “thuộc hạ” 屬下 dưới quyền. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Chu Du vấn trướng hạ thùy cảm tiên xuất” 周瑜問帳下誰敢先出 (Đệ tứ thập bát hồi) Chu Du hỏi (các tướng) dưới trướng ai dám ra trước (đối địch).
3. (Danh) Bên trong, mặt trong. ◎Như: “tâm hạ” 心下 trong lòng, “ngôn hạ chi ý” 言下之意 hàm ý trong lời nói.
4. (Danh) Bên, bề, phía, phương diện. ◎Như: “tứ hạ khán nhất khán” 四下看一看 nhìn xem bốn mặt. ◇Liễu Kì Khanh 柳耆卿: “Lưỡng hạ tương tư bất tương kiến” :兩下相思不相見 (Thi tửu ngoạn giang lâu kí 詩酒翫江樓記) Hai bên nhớ nhau mà không thấy nhau.
5. (Danh) Trong khoảng (không gian) hoặc lúc (thời gian) nào đó. ◎Như: “mục hạ” 目下 bây giờ, hiện tại, “thì hạ” 時下 trước mắt, hiện giờ.
6. (Danh) Lượng từ: cái, lần, lượt. ◎Như: “suất liễu kỉ hạ” 摔了幾下 ngã mấy lần. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Dụng quyền đầu hướng tha thân thượng lụy liễu kỉ hạ” 用拳頭向他身上擂了幾下 (Đệ tứ thập thất hồi) Dùng nắm tay nhắm trên mình nó đấm mấy quả.
7. (Tính) Thấp, kém (bậc, cấp). ◎Như: “hạ phẩm” 下品, “hạ sách” 下策, “hạ cấp” 下級.
8. (Tính) Hèn, mọn (thân phận). ◎Như: “hạ nhân” 下人, “hạ lại” 下吏.
9. (Tính) Tiếng tự khiêm. ◎Như: “hạ quan” 下官, “hạ hoài” 下懷, “hạ ngu” 下愚.
10. (Tính) Sau, lúc sau. ◎Như: “hạ hồi”下回 hồi sau, “hạ nguyệt” 下月 tháng sau, “hạ tinh kì” 下星期 tuần lễ sau.
11. (Tính) Bên trong, trong khoảng. ◎Như: “tâm hạ” 心下 lòng này, “ngôn hạ chi ý” 言下之意 ý trong lời.
12. (Tính) Dưới, ít hơn (số lượng). ◎Như: “bất hạ nhị thập vạn nhân” 不下二十萬人 không dưới hai trăm ngàn người.
13. (Động) Ban bố, truyền xuống. ◎Như: “hạ chiếu” 下詔 ban bố chiếu vua, “hạ mệnh lệnh” 下命令 truyền mệnh lệnh.
14. (Động) Vào trong, tiến nhập. ◎Như: “hạ thủy” 下水, “hạ tràng bỉ tái” 下場比賽.
15. (Động) Gửi đi. ◎Như: “hạ thiếp” 下帖 gửi thiếp mời, “hạ chiến thư” 下戰書 gửi chiến thư.
16. (Động) Đánh thắng, chiếm được. ◎Như: “bất chiến nhi hạ” 不戰而下 không đánh mà thắng, “liên hạ tam thành” 連下三城 hạ liền được ba thành.
17. (Động) Đối đãi khiêm tốn, hạ mình xuống (với kẻ dưới). ◎Như: “lễ hiền hạ sĩ” 禮賢下士. ◇Luận Ngữ 論語: “Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn” 敏而好學, 不恥下問 (Công Dã Tràng 公冶長) Thông minh và hiếu học, không thẹn phải hạ mình hỏi kẻ dưới mình.
18. (Động) Bỏ xuống, dỡ xuống, bỏ vào. ◎Như: “hạ hóa” 下貨 dỡ hàng hóa xuống, “hạ độc dược” 下毒藥 bỏ thuốc độc, “hạ võng bộ ngư” 下網捕魚 dỡ lưới xuống bắt cá.
19. (Động) Lấy dùng, sử dụng. ◎Như: “hạ kì” 下棋, “hạ đao” 下刀, “hạ bút như hữu thần” 下筆如有神.
20. (Động) Đi, đi đến. ◎Như: “nam hạ” 南下 đi đến phương nam, “hạ hương thị sát” 下鄉視察 đến làng thị sát. ◇Lí Bạch 李白: “Cố nhân tây từ Hoàng hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu” 故人西辭黃鶴樓, 煙花三月下揚州 (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên 黃鶴樓送孟浩然) Cố nhân từ biệt lầu Hoàng hạc, sang phía tây, Vào tháng ba tiết xuân hoa nở thịnh đi đến Dương Châu.
21. (Động) Coi thường, khinh thị.
22. (Động) Sinh, đẻ. ◎Như: “mẫu kê hạ đản” 母雞下蛋 gà mẹ đẻ trứng.
23. (Động) Trọ, ở, lưu túc. ◇Tây sương kí 西廂記: “Quan nhân yếu hạ a, yêm giá lí hữu can tịnh đích điếm” 官人要下呵, 俺這裡有乾淨的店 (Đệ nhất bổn 第一本, Đệ nhất chiết).
24. (Phó) Biểu thị động tác hoàn thành hoặc kết thúc. ◎Như: “tọa hạ” 坐下. ◇Lỗ Tấn 魯迅: “Tâm mãn ý túc đích đắc thắng đích thảng hạ liễu” 心滿意足的得勝的躺下了 (A Q chánh truyện 阿Q正傳) Hả lòng hả dạ đắc thắng nằm thẳng cẳng xuống giường.
25. (Phó) Chịu được. ◎Như: “hoàn tọa đắc hạ ma?” 還坐得下嗎?
26. Một âm là “há”. (Động) Xuống, từ trên xuống dưới. ◎Như: “há vũ” 下雨 rơi mưa, “há sơn” 下山 xuống núi, “há lâu” 下樓 xuống lầu.
27. (Động) Cuốn. ◎Như: “há kì” 下旗 cuốn cờ, “há duy” 下帷 cuốn màn.
2. (Danh) Bề dưới, bậc dưới (đối với người trên, cấp trên). ◎Như: “bộ hạ” 部下 tay chân, “thủ hạ” 手下 tay sai, “thuộc hạ” 屬下 dưới quyền. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Chu Du vấn trướng hạ thùy cảm tiên xuất” 周瑜問帳下誰敢先出 (Đệ tứ thập bát hồi) Chu Du hỏi (các tướng) dưới trướng ai dám ra trước (đối địch).
3. (Danh) Bên trong, mặt trong. ◎Như: “tâm hạ” 心下 trong lòng, “ngôn hạ chi ý” 言下之意 hàm ý trong lời nói.
4. (Danh) Bên, bề, phía, phương diện. ◎Như: “tứ hạ khán nhất khán” 四下看一看 nhìn xem bốn mặt. ◇Liễu Kì Khanh 柳耆卿: “Lưỡng hạ tương tư bất tương kiến” :兩下相思不相見 (Thi tửu ngoạn giang lâu kí 詩酒翫江樓記) Hai bên nhớ nhau mà không thấy nhau.
5. (Danh) Trong khoảng (không gian) hoặc lúc (thời gian) nào đó. ◎Như: “mục hạ” 目下 bây giờ, hiện tại, “thì hạ” 時下 trước mắt, hiện giờ.
6. (Danh) Lượng từ: cái, lần, lượt. ◎Như: “suất liễu kỉ hạ” 摔了幾下 ngã mấy lần. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Dụng quyền đầu hướng tha thân thượng lụy liễu kỉ hạ” 用拳頭向他身上擂了幾下 (Đệ tứ thập thất hồi) Dùng nắm tay nhắm trên mình nó đấm mấy quả.
7. (Tính) Thấp, kém (bậc, cấp). ◎Như: “hạ phẩm” 下品, “hạ sách” 下策, “hạ cấp” 下級.
8. (Tính) Hèn, mọn (thân phận). ◎Như: “hạ nhân” 下人, “hạ lại” 下吏.
9. (Tính) Tiếng tự khiêm. ◎Như: “hạ quan” 下官, “hạ hoài” 下懷, “hạ ngu” 下愚.
10. (Tính) Sau, lúc sau. ◎Như: “hạ hồi”下回 hồi sau, “hạ nguyệt” 下月 tháng sau, “hạ tinh kì” 下星期 tuần lễ sau.
11. (Tính) Bên trong, trong khoảng. ◎Như: “tâm hạ” 心下 lòng này, “ngôn hạ chi ý” 言下之意 ý trong lời.
12. (Tính) Dưới, ít hơn (số lượng). ◎Như: “bất hạ nhị thập vạn nhân” 不下二十萬人 không dưới hai trăm ngàn người.
13. (Động) Ban bố, truyền xuống. ◎Như: “hạ chiếu” 下詔 ban bố chiếu vua, “hạ mệnh lệnh” 下命令 truyền mệnh lệnh.
14. (Động) Vào trong, tiến nhập. ◎Như: “hạ thủy” 下水, “hạ tràng bỉ tái” 下場比賽.
15. (Động) Gửi đi. ◎Như: “hạ thiếp” 下帖 gửi thiếp mời, “hạ chiến thư” 下戰書 gửi chiến thư.
16. (Động) Đánh thắng, chiếm được. ◎Như: “bất chiến nhi hạ” 不戰而下 không đánh mà thắng, “liên hạ tam thành” 連下三城 hạ liền được ba thành.
17. (Động) Đối đãi khiêm tốn, hạ mình xuống (với kẻ dưới). ◎Như: “lễ hiền hạ sĩ” 禮賢下士. ◇Luận Ngữ 論語: “Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn” 敏而好學, 不恥下問 (Công Dã Tràng 公冶長) Thông minh và hiếu học, không thẹn phải hạ mình hỏi kẻ dưới mình.
18. (Động) Bỏ xuống, dỡ xuống, bỏ vào. ◎Như: “hạ hóa” 下貨 dỡ hàng hóa xuống, “hạ độc dược” 下毒藥 bỏ thuốc độc, “hạ võng bộ ngư” 下網捕魚 dỡ lưới xuống bắt cá.
19. (Động) Lấy dùng, sử dụng. ◎Như: “hạ kì” 下棋, “hạ đao” 下刀, “hạ bút như hữu thần” 下筆如有神.
20. (Động) Đi, đi đến. ◎Như: “nam hạ” 南下 đi đến phương nam, “hạ hương thị sát” 下鄉視察 đến làng thị sát. ◇Lí Bạch 李白: “Cố nhân tây từ Hoàng hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu” 故人西辭黃鶴樓, 煙花三月下揚州 (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên 黃鶴樓送孟浩然) Cố nhân từ biệt lầu Hoàng hạc, sang phía tây, Vào tháng ba tiết xuân hoa nở thịnh đi đến Dương Châu.
21. (Động) Coi thường, khinh thị.
22. (Động) Sinh, đẻ. ◎Như: “mẫu kê hạ đản” 母雞下蛋 gà mẹ đẻ trứng.
23. (Động) Trọ, ở, lưu túc. ◇Tây sương kí 西廂記: “Quan nhân yếu hạ a, yêm giá lí hữu can tịnh đích điếm” 官人要下呵, 俺這裡有乾淨的店 (Đệ nhất bổn 第一本, Đệ nhất chiết).
24. (Phó) Biểu thị động tác hoàn thành hoặc kết thúc. ◎Như: “tọa hạ” 坐下. ◇Lỗ Tấn 魯迅: “Tâm mãn ý túc đích đắc thắng đích thảng hạ liễu” 心滿意足的得勝的躺下了 (A Q chánh truyện 阿Q正傳) Hả lòng hả dạ đắc thắng nằm thẳng cẳng xuống giường.
25. (Phó) Chịu được. ◎Như: “hoàn tọa đắc hạ ma?” 還坐得下嗎?
26. Một âm là “há”. (Động) Xuống, từ trên xuống dưới. ◎Như: “há vũ” 下雨 rơi mưa, “há sơn” 下山 xuống núi, “há lâu” 下樓 xuống lầu.
27. (Động) Cuốn. ◎Như: “há kì” 下旗 cuốn cờ, “há duy” 下帷 cuốn màn.
Từ điển Thiều Chửu
① Dưới, đối lại với chữ thượng. Phàm cái gì ở dưới đều gọi là hạ.
② Bề dưới, lời nói nhún mình với người trên, như hạ tình 下情 tình kẻ dưới. hạ hoài 下懷 tấm lòng kẻ dưới.
③ Một âm là há. Xuống, từ trên xuống dưới, như há sơn 下山 xuống núi, há lâu 下樓 xuống lầu.
④ Cuốn, như há kì 下旗 cuốn cờ, há duy 下帷 cuốn màn, v.v.
② Bề dưới, lời nói nhún mình với người trên, như hạ tình 下情 tình kẻ dưới. hạ hoài 下懷 tấm lòng kẻ dưới.
③ Một âm là há. Xuống, từ trên xuống dưới, như há sơn 下山 xuống núi, há lâu 下樓 xuống lầu.
④ Cuốn, như há kì 下旗 cuốn cờ, há duy 下帷 cuốn màn, v.v.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tụt xuống, leo xuống. Chẳng hạn Há mã ( xuống ngựa ). Ta quen đọc là Hạ luôn — Hàng phục — Một âm là Hạ. Xem Hạ.
Tự hình 5
Dị thể 2
Từ ghép 3
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển Thiều Chửu
① Thở ra.
② Gọi.
③ Kêu to, gọi to.
④ Một âm là há. Thét mắng.
② Gọi.
③ Kêu to, gọi to.
④ Một âm là há. Thét mắng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tiếng kêu lên ở đầu câu, vẻ kinh ngạc — Các âm khác là Hao, Hô. Xem các âm này.
Tự hình 3
Dị thể 12
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) To, lớn. ◎Như: “cự khoản” 巨款 khoản tiền lớn, “cự thất” 巨室 nhà có tiếng lừng lẫy (danh gia vọng tộc), “cự vạn” 巨萬 số nhiều hàng vạn. ◇Tô Thức 蘇軾: “Cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân” 舉網得魚, 巨口細鱗 (Hậu Xích Bích phú 後赤壁賦) Cất lưới được cá, miệng to vảy nhỏ.
2. (Danh) Cái khuôn hình vuông. § Thông 矩.
3. (Danh) Họ “Cự”.
4. (Trợ) Há. § Thông “cự” 詎. ◇Hán Thư 漢書: “Bái Công bất tiên phá Quan Trung binh, công cự năng nhập hồ?” 沛公不先破關中兵, 公巨能入乎 (Cao đế kỉ thượng 高帝紀上) Bái Công không phá trước tiên quân ở Quan Trung, ông há có thể vào được ư?
2. (Danh) Cái khuôn hình vuông. § Thông 矩.
3. (Danh) Họ “Cự”.
4. (Trợ) Há. § Thông “cự” 詎. ◇Hán Thư 漢書: “Bái Công bất tiên phá Quan Trung binh, công cự năng nhập hồ?” 沛公不先破關中兵, 公巨能入乎 (Cao đế kỉ thượng 高帝紀上) Bái Công không phá trước tiên quân ở Quan Trung, ông há có thể vào được ư?
Từ điển Thiều Chửu
① Lớn, cự thất 巨室 nhà có tiếng lừng lẫy. Số nhiều gọi là cự vạn 巨萬.
② Há, cùng nghĩa với chữ 詎.
② Há, cùng nghĩa với chữ 詎.
Tự hình 7
Dị thể 6
Từ ghép 1
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0
Từ điển phổ thông
chỗ nứt, vết nứt
Từ điển trích dẫn
1. (Động) Nứt, hở. ◇Từ Hoằng Tổ 徐弘祖: “Kì san thậm bạc, thượng khung như hợp chưởng, trung há” 其山甚薄, 上穹如合掌, 中罅 (Từ hà khách du kí 徐霞客遊記) Núi đó rất mỏng, vòm trên như lòng bàn tay nắm, ở giữa nứt ra.
2. (Danh) Chỗ nứt, khe hở. ◇Diêu Hợp 姚合: “Thuyền nhập băng há hành” 船入冰罅行 (Kí dương mậu khanh giáo thư 寄楊茂卿校書) Thuyền vào chỗ nứt của băng đá mà đi.
3. (Danh) Sự sơ hở, thiếu sót. ◇Diệp Tiếp 葉燮: “Bất sử hữu hào phát chi há” 不使有毫髮之罅 (Nguyên thi 原詩, Nội thiên hạ 內篇下) Không để cho có một mảy may sơ hở.
2. (Danh) Chỗ nứt, khe hở. ◇Diêu Hợp 姚合: “Thuyền nhập băng há hành” 船入冰罅行 (Kí dương mậu khanh giáo thư 寄楊茂卿校書) Thuyền vào chỗ nứt của băng đá mà đi.
3. (Danh) Sự sơ hở, thiếu sót. ◇Diệp Tiếp 葉燮: “Bất sử hữu hào phát chi há” 不使有毫髮之罅 (Nguyên thi 原詩, Nội thiên hạ 內篇下) Không để cho có một mảy may sơ hở.
Từ điển Thiều Chửu
① Chỗ nứt, đồ sành có chỗ nứt nẻ gọi là há.
② Sự gì có chỗ hở để xen vào được cũng gọi là há.
② Sự gì có chỗ hở để xen vào được cũng gọi là há.
Từ điển Trần Văn Chánh
(văn) Khe hở, chỗ nứt, vết rạn nứt: 雲罅 Khe hở giữa đám mây; 石罅 Vết nứt trên tảng đá.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Nứt ra. Đồ nặn bằng đất đem nung, bị nứt ra — Cái khe hở, chỗ sơ hở của sự việc. Cũng đọc Hách.
Tự hình 2
Dị thể 7
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0