Có 12 kết quả:

內 nạp内 nạp妠 nạp抐 nạp納 nạp纳 nạp肭 nạp衲 nạp軜 nạp鈉 nạp钠 nạp𫐇 nạp

1/12

nạp [nội]

U+5167, tổng 4 nét, bộ nhập 入 (+2 nét)
phồn thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên trong. § Đối với “ngoại” bên ngoài. ◎Như: “thất nội” trong nhà, “quốc nội” trong nước.
2. (Danh) Tâm lí, trong lòng. ◎Như: “nội tỉnh” tự xét tâm ý, phản tỉnh.
3. (Danh) Cung đình, triều đình. ◎Như: “cung đình đại nội” cung đình nhà vua.
4. (Danh) Vợ, thê thiếp. ◎Như: “nội tử” , “nội nhân” , “tiện nội” đều là tiếng mình tự gọi vợ mình, “nội thân” họ hàng về bên nhà vợ, “nội huynh đệ” anh em vợ.
5. (Danh) Phụ nữ, nữ sắc. ◇Nam sử : “Cảnh Tông hiếu nội, kĩ thiếp chí sổ bách” , (Tào Cảnh Tông truyện ) Cảnh Tông thích nữ sắc, thê thiếp có tới hàng trăm.
6. (Danh) Phòng ngủ, phòng. ◇Hán Thư : “Tiên vi trúc thất, gia hữu nhất đường nhị nội” , (Trào Thác truyện ) Trước tiên cất nhà, nhà có một gian chính, hai phòng.
7. (Danh) Tạng phủ. ◎Như: “nội tạng” . ◇Hồng Lâu Mộng : “Đăng thì tứ chi ngũ nội, nhất tề giai bất tự tại khởi lai” , (Đệ thập bát hồi) Tức thì tay chân ruột gan, đều cùng bủn rủn, bồn chồn.
8. (Danh) Họ “Nội”.
9. (Động) Thân gần. ◇Dịch Kinh : “Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã” , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
10. Một âm là “nạp”. (Động) Thu nhận, chấp nhận. § Thông “nạp” . ◇Sử Kí : “Hoài Vương nộ, bất thính, vong tẩu Triệu, Triệu bất nạp, phục chi Tần, cánh tử ư Tần nhi quy táng” , , , , , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Hoài Vương nổi giận, không chịu, bỏ trốn sang nước Triệu, Triệu không cho ở, Hoài Vương lại về Tẩn, rốt cục chết ở Tần, rồi đưa về chôn trên đất Sở.
11. (Động) Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là “chu nạp” .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở trong, đối với chữ ngoại ngoài.
② Cung cấm, nhà vua gọi là đại nội .
③ Vợ, như nội tử , nội nhân , tiện nội đều là tiếng mình tự gọi vợ mình khi đối với người họ hàng về bên nhà vợ gọi là nội thân , anh em vợ gọi là nội huynh đệ , v.v.
④ Một âm là nạp. Nộp, cũng như chữ . Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là chu nạp .

Tự hình 6

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nạp [nội]

U+5185, tổng 4 nét, bộ nhập 入 (+2 nét), quynh 冂 (+2 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Thu nhận, thu nạp, dung nạp (dùng như ,bộ ): 使 Nếu bốn ông vua đó ruồng đuổi khách xa mà không dung nạp (Lí Tư: Gián trục khách thư);
② Nộp, giao nộp (dùng như ,bộ ): Trong dân ai nộp một ngàn thạch thóc thì ban tước cấp một (Sử kí: Tần Thuỷ hoàng bản kỉ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vào trong. Đem vào trong. Dùng như chữ Nạp — Một âm là Nội. Xem Nội.

Tự hình 3

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nạp

U+59A0, tổng 7 nét, bộ nữ 女 (+4 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cưới vợ. Lấy vợ — Vào trong, đem vào.

Tự hình 1

Dị thể 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

nạp [nột]

U+6290, tổng 7 nét, bộ thủ 手 (+4 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. may nhặt
2. đánh

Từ điển Trần Văn Chánh

① May nhặt;
② (văn) Đánh.

Tự hình 1

Từ ghép 1

Bình luận 0

nạp

U+7D0D, tổng 10 nét, bộ mịch 糸 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu. ◎Như: “xuất nạp” chi thu. ◇Sử Kí : “Kim Tần dĩ lỗ Hàn vương, tận nạp kì địa” , (Kinh Kha truyện ) Nay Tần đã cầm tù vua Hàn, thu hết đất đai của nước này.
2. (Động) Nộp, dâng. ◎Như: “nạp thuế” nộp thuế, “nạp khoản” nộp khoản.
3. (Động) Nhận, chấp nhận. ◎Như: “tiếu nạp” vui lòng nhận cho, “tiếp nạp” tiếp nhận. ◇Tả truyện : “Chư hầu thùy nạp ngã?” (Văn công thập lục niên ) Chư hầu ai thu nhận ta?
4. (Động) Dẫn vào.
5. (Động) Lấy vợ. ◎Như: “nạp phụ” lấy vợ, “nạp thiếp” lấy thiếp.
6. (Động) Mặc, xỏ, mang (áo quần, giày dép). ◇Lễ Kí : “Phủ nhi nạp lũ” (Khúc lễ thượng ) Cúi xuống xỏ giày.
7. (Động) Khâu, vá. ◇Thủy hử truyện : “Vũ Tùng xuyên liễu nhất lĩnh nạp hồng trừu áo, đái trước cá bạch Phạm Dương chiên lạp nhi” 穿, (Đệ tam hồi) Võ Tòng mặc chiếc áo khâu lụa đỏ, đầu đội nón chiên trắng kiểu Phạm Dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, như xuất nạp số ra vào. Nói rộng ra phàm cái gì làm cho đến gần mình đều gọi là nạp, như duyên nạp , tiếp nạp đều nghĩa là mời vào chơi cả, bây giờ gọi sự lấy vợ là nạp phụ cũng là do nghĩa ấy.
② Dâng nộp, như nạp thuế nộp thuế, nạp khoản dâng nộp khoản gì làm lễ xin hàng phục, v.v.
③ Thu nhận, như tiếu nạp vui lòng nhận cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận: Không nhận; Chấp nhận; Vui lòng nhận cho;
② Hóng: Hóng mát;
③ Đưa vào: Đưa vào nền nếp;
④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp: Đóng thuế;
⑤ Khâu: Khâu đế giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem vào. Đem đưa cho. Đem nộp. Hoa Tiên có câu: » Y kì nạp quyển đề danh « — Nhận lấy. Td: Thâu nạp.

Tự hình 3

Dị thể 2

Từ ghép 26

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nạp

U+7EB3, tổng 7 nét, bộ mịch 糸 (+4 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận: Không nhận; Chấp nhận; Vui lòng nhận cho;
② Hóng: Hóng mát;
③ Đưa vào: Đưa vào nền nếp;
④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp: Đóng thuế;
⑤ Khâu: Khâu đế giày.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 3

Bình luận 0

nạp [nột]

U+80AD, tổng 8 nét, bộ nhục 肉 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

con hải cẩu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) “Ột nạp” : xem “ột” .

Từ điển Thiều Chửu

① Ột nạp con chó bể, một thứ hải sản đầu như chó, cái hột dái nó gọi là ột nạp tề dùng làm thuốc được, còn gọi là hải cẩu thận .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [wà nà shòu].

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 2

Bình luận 0

nạp

U+8872, tổng 9 nét, bộ y 衣 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. vá, chắp
2. áo của sư
3. (tiếng tự xưng mình)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vá, khíu. ◇Lưu Khắc Trang : “Giới y giai tự nạp” (Đồng Tôn Quý Phiền du tịnh cư chư am ) Áo tu đều tự mình vá.
2. (Tính) Chắp, vá (mà thành). ◇Thái Bình Quảng Kí : “Đường Khiên Công Lí Miễn hảo nhã cầm, thường thủ đồng tử chi tinh giả, tạp chuế vi chi, vị chi bách nạp cầm” , , , (Thượng thư cố thật , Lí Miễn ).
3. (Danh) Áo nhà sư (vì do nhiều mảnh chắp vá thành). ◇Hồng Lâu Mộng : “Phá nạp mang hài vô trụ tích, Yêm trâm canh hữu mãn đầu sang” , 滿 (Đệ nhị thập ngũ hồi) Áo sư rách, giày cỏ gai, không để lại dấu chân, Bẩn thỉu lại thêm chốc cả đầu.
4. (Danh) Tăng, hòa thượng, nhà sư (tự xưng hoặc gọi thay). ◇Đái Thúc Luân : “Lão nạp cung trà oản, Tà dương tống khách chu” , (Đề Hoành San tự ) Lão tăng dâng chén trà, Trời chiều đưa tiễn thuyền khách.
5. (Danh) Phiếm chỉ áo quần chắp vá.

Từ điển Thiều Chửu

① Bổ nạp vá khíu.
② Áo của sư mặc chắp từng mảnh lại nên cũng gọi là nạp.
③ Lại là một tiếng sư tự xưng mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vá;
② Áo cà sa;
③ Bần tăng, tôi (tiếng tự xưng của nhà sư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vá lại cho lành — Cái áo chắp vá bằng nhiều mảnh vải đủ màu sắc của tu sĩ Phật giáo — Tiếng chỉ tu sĩ Phật giáo.

Tự hình 2

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nạp

U+8EDC, tổng 11 nét, bộ xa 車 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

xâu dây cương buộc ngựa

Tự hình 2

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

nạp [nột]

U+9209, tổng 12 nét, bộ kim 金 (+4 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

(hoá) Natri (Na-trium, kí hiệu Na).

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

nạp [nột]

U+94A0, tổng 9 nét, bộ kim 金 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển Trần Văn Chánh

(hoá) Natri (Na-trium, kí hiệu Na).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

nạp

U+2B407, tổng 8 nét, bộ xa 車 (+4 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

xâu dây cương buộc ngựa

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0