Có 14 kết quả:

仄 trắc侧 trắc側 trắc厕 trắc厠 trắc崱 trắc廁 trắc恻 trắc惻 trắc昃 trắc测 trắc測 trắc萴 trắc陟 trắc

1/14

trắc

U+4EC4, tổng 4 nét, bộ nhân 人 (+2 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. nghiêng ngả
2. âm trắc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghiêng. § Thông “trắc” . ◇Quản Tử : “Nhật cực tắc trắc, nguyệt mãn tắc khuy” , 滿 (Bạch tâm ) Mặt trời đến chỗ cực thì nghiêng, mặt trăng đầy thì vơi.
2. (Tính) Chật, hẹp. ◎Như: “hiệp trắc” chật hẹp, “trắc lộ” đường hẹp. ◇Hán Thư : “Hiểm đạo khuynh trắc, thả trì thả xạ” , (Trào Thác truyện ) Đường hiểm trở nghiêng hẹp, vừa chạy vừa bắn.
3. (Tính) Áy náy, trong lòng không yên. ◇Hồng Lâu Mộng : “Trung hoài khiểm trắc, tự thán vô duyên” , (Đệ cửu thập cửu hồi) Lòng dạ băn khoăn, tự than thở không có duyên (gặp gỡ).
4. (Danh) Tiếng “trắc” (gồm ba thanh: “thượng, khứ, nhập” , , ). Đối lại với tiếng “bình” bằng. ◇Hồng Lâu Mộng : “Thập ma nan sự, dã trị đắc khứ học! Bất quá thị khởi, thừa, chuyển, hợp, đương trung thừa, chuyển thị lưỡng phó đối tử, bình thanh đối trắc thanh, hư đích đối hư đích, thật đích đối thật đích” , ! , , , , , , , , (Đệ tứ thập bát hồi) (Làm thơ) có gì khó mà phải học? Chẳng qua chỉ có khai, thừa, chuyển, hợp, trong đó thừa và chuyển đều là hai vế đối nhau, tiếng bằng đối với tiếng trắc, hư đối với hư, thực đối với thực.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêng, như phản trắc nghiêng ngửa, tráo trở.
② Tiếng trắc, đối lại với tiếng bằng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hẹp, chật, chật hẹp: Chật hẹp;
② Nghiêng: , 滿 Mặt trời đến chỗ cực thì nghiêng, mặt trăng đầy thì vơi (Quản tử);
③ Trong lòng áy náy;
④ Bên (dùng như ): Bên núi Côn Sơn (Hán thư);
trắc thanh [zèsheng] Tiếng trắc, âm trắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng, lệch qua một bên — Nhỏ hẹp. Chật — Một thanh trong tiếng Trung Hoa, gồm chung các thanh Thượng, Khứ, Nhạp — Một thanh trong tiếng Việt Nam, chỉ chung những chữ mang các dấu Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng.

Tự hình 2

Dị thể 6

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trắc

U+4FA7, tổng 8 nét, bộ nhân 人 (+6 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

một bên

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phía, cạnh, bên: Hai bên đường cái; Khổng tử đi qua bên núi Thái Sơn (Lễ kí);
② Lệch về một phía, nghiêng, vểnh: Nằm nghiêng; (Nghiêng người) lách vào; Vểnh tai nghe;
③ Đầu óc nhỏ hẹp, hèn dốt, có định kiến: Hèn kém. Xem [zhai], [zè].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Nghiêng: Xe chạy nghiêng trên đồi. Xem [cè], [zè].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zè]. Xem [cè], [zhai].

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 4

Bình luận 0

trắc

U+5074, tổng 11 nét, bộ nhân 人 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

một bên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên. ◎Như: “lưỡng trắc” hai bên, “tùy thị tại trắc” theo hầu ở bên cạnh. ◇Tấn Thư : “Thường dữ quần nhi hí ư đạo trắc” (Vương Nhung truyện ) Thường cùng đám trẻ con chơi đùa bên đường.
2. (Động) Nghiêng. ◎Như: “trắc nhĩ khuynh thính” nghiêng tai lắng nghe, “trắc thân nhi quá” nghiêng mình lách qua.
3. (Động) Ở vào, náu mình. ◇Hoài Nam Tử : “Xử cùng tích chi hương, trắc khê cốc chi gian” , 谿 (Nguyên đạo ) Ở nơi làng quê hẻo lánh, náu mình trong khoảng khe hang.
4. (Tính) Bên cạnh, phụ, lẽ. ◎Như: “trắc diện” mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
5. (Tính) Hèn, dốt. ◎Như: “trắc lậu” hèn kém.
6. (Phó) Lóm, lấm lét. ◎Như: “vô trắc thính” chớ nghe lóm. ◇Nguyễn Du : “Thê kiến kì phu trắc mục thị” (Tô Tần đình ) Vợ thấy chồng lấm lét nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên, như trắc diện mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
② Lóng, như vô trắc thính chớ nghe lóng.
③ Nghiêng, như trắc mục nghé mắt, trắc thân nghiêng mình.
④ Hèn dốt, như trắc lậu hèn kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phía, cạnh, bên: Hai bên đường cái; Khổng tử đi qua bên núi Thái Sơn (Lễ kí);
② Lệch về một phía, nghiêng, vểnh: Nằm nghiêng; (Nghiêng người) lách vào; Vểnh tai nghe;
③ Đầu óc nhỏ hẹp, hèn dốt, có định kiến: Hèn kém. Xem [zhai], [zè].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zè]. Xem [cè], [zhai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Nghiêng: Xe chạy nghiêng trên đồi. Xem [cè], [zè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng lệch — Thấp hẹp — Như Trắc — Bên cạnh. Một bên — Gần sát.

Tự hình 4

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Từ ghép 15

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trắc []

U+5395, tổng 8 nét, bộ hán 厂 (+6 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh
2. ghé vào

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

trắc [lịch, ]

U+53A0, tổng 11 nét, bộ hán 厂 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh
2. ghé vào

Từ điển trích dẫn

1. § Phồn thể của chữ .

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

trắc [tắc]

U+5D31, tổng 12 nét, bộ sơn 山 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) § Xem “trắc lực” .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng núi to lớn — Dáng núi so le. Gập ghềnh cao thấp.

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 3

Bình luận 0

trắc []

U+5EC1, tổng 12 nét, bộ nghiễm 广 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh
2. ghé vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà xí. § Tục gọi là: “mao xí” , “mao xí” . ◎Như: “công xí” nhà xí công cộng.
2. Một âm là “trắc”. (Động) Chen, đặt, để lẫn lộn. ◎Như: “trắc túc” ghé chân vào, “trắc thân văn đàn” chen mình vào giới văn chương. ◇Trang Tử : “Thiên địa phi bất quảng thả đại dã, nhân chi sở dụng dong túc nhĩ, nhiên tắc trắc túc nhi điếm chi, trí hoàng tuyền, nhân thượng hữu dụng hồ?” , , , , (Ngoại vật ) Trời đất không phải không lớn rộng, phần người ta dùng đến chứa nổi chân mà thôi, chen chân tới suối vàng, thì còn hữu dụng cho người chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chồ, chuồng xí.
② Khoảng, chỗ đặt mình vào khoảng đó gọi là xí túc nghĩa là xen chân mình vào khoảng đó.
③ Cạnh giường.
④ Bờ cao bên nước.
⑤ Một âm là trắc. Bên cạnh. Trắc túc ghé chân vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một bên. Cái bờ. Như chữ Trắc — Một âm là Xí. Xem Xí.

Tự hình 3

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trắc

U+607B, tổng 9 nét, bộ tâm 心 (+6 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

xót xa, bùi ngùi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Xót xa, bùi ngùi: Bùi ngùi không vui;
② Thương xót: Lòng thương xót không nỡ làm khổ ai, lòng trắc ẩn.

Tự hình 2

Dị thể 3

Bình luận 0

trắc

U+60FB, tổng 12 nét, bộ tâm 心 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

xót xa, bùi ngùi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau thương, bi thống. ◇Liêu trai chí dị : “Quy kiến môn hộ tiêu điều, ý thậm bi trắc” , (Diệp sinh ) Về thấy nhà cửa tiêu điều, trong lòng rất chua xót.
2. (Tính) “Trắc trắc” : (1) Đau buồn, buồn thảm. ◇Đỗ Phủ : “Tử biệt dĩ thôn thanh, Sanh biệt thường trắc trắc” , (Mộng Lí Bạch ) Đã nghẹn ngào khi tử biệt, Lại thường buồn thảm lúc sinh li. (2) Tha thiết, khẩn thiết, thành khẩn. ◇Hậu Hán Thư : “Ngân ngân trắc trắc, xuất ư thành tâm” , (Trương Bô truyện ) Vui hòa chính trực khẩn thiết, phát ra từ lòng thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Xót xa, bùi ngùi. Như trắc nhiên bất lạc bùi ngùi không vui.
② Thương xót. Trong lòng thương xót không nỡ làm khổ ai hay trông thấy sự khổ của người khác gọi là trắc ẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Xót xa, bùi ngùi: Bùi ngùi không vui;
② Thương xót: Lòng thương xót không nỡ làm khổ ai, lòng trắc ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót — Không dằn lòng trước cảnh khổ.

Tự hình 4

Dị thể 3

Chữ gần giống 2

Từ ghép 5

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trắc

U+6603, tổng 8 nét, bộ nhật 日 (+4 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

xế, mặt trời lúc quá trưa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xế, xế bóng (mặt trời). ◇Hán Thư : “Chu Văn Vương chí ư nhật trắc bất hạ thực, nhi vũ nội diệc trị” , (Đổng Trọng Thư truyện ) Chu Văn Vương đến khi mặt trời xế bóng vẫn chưa rảnh mà ăn, cho nên thiên hạ được yên trị.

Từ điển Thiều Chửu

① Xế, mặt trời quá trưa gọi là trắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mặt trời ngả về phía tây, mặt trời xế bóng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trời lúc xế chiều.

Tự hình 3

Dị thể 6

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trắc

U+6D4B, tổng 9 nét, bộ thuỷ 水 (+6 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

lường trước

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đo (đạc): Đo đạc; Sâu không đo được;
② Lường tới, ngờ đến: Việc xảy ra không ngờ; Lẽ thâm sâu không thể lường tính được (Hoài Nam tử);
③ (văn) Trong: Sơn muốn trong, tơ muốn thâm bóng (Chu lễ).

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 1

Từ ghép 7

Bình luận 0

trắc

U+6E2C, tổng 12 nét, bộ thuỷ 水 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

lường trước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đo chiều sâu, đo lường. ◇Hoài Nam Tử : “Thâm bất khả trắc” (Nguyên đạo ) Sâu không thể đo được.
2. (Động) Lường, liệu, suy đoán. ◇Hán Thư : “Nhân tâm nan trắc dã” (Khoái Thông truyện ) Lòng người khó lường vậy.
3. (Tính) Trong, sạch. ◇Chu Lễ : “Tất dục trắc, ti dục trầm” , (Đông quan khảo công kí , Cung nhân ) Sơn muốn cho trong, tơ muốn cho thâm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo chiều sâu, nói rộng ra phàm sự đo lường đều gọi là trắc cả, như bất trắc không lường được.
② Trong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đo (đạc): Đo đạc; Sâu không đo được;
② Lường tới, ngờ đến: Việc xảy ra không ngờ; Lẽ thâm sâu không thể lường tính được (Hoài Nam tử);
③ (văn) Trong: Sơn muốn trong, tơ muốn thâm bóng (Chu lễ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong — Đo lường — Ngờ trước. Lường trước. Td: Bất trắc ( không lường trước được ).

Tự hình 4

Dị thể 2

Chữ gần giống 3

Từ ghép 16

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

trắc

U+8434, tổng 12 nét, bộ thảo 艸 (+9 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trắc tử : Loại cây Phụ tử nhỏ.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Bình luận 0

trắc

U+965F, tổng 9 nét, bộ phụ 阜 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. trèo lên
2. cất nhắc, thăng chức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trèo, lên cao. ◎Như: “trắc bỉ nam sơn” trèo lên núi nam kia.
2. (Động) Cất lên, thăng lên (quan, chức). Tiến dụng gọi là “trắc” , bãi chức gọi là “truất” . ◎Như: “truất trắc” cách chức và thăng quan.
3. (Tính) Cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Trèo lên. Như trắc bỉ nam sơn trèo lên núi nam kia.
② Cất lên, tiến lên dùng gọi là trắc , phải cách tuột gọi là truất . Như truất trắc cách chức và thăng quan.
③ Cao.
④ Được.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Trèo, lên (cao): Trèo lên núi nam (Thi Kinh);
② Cất lên, thăng lên (chức vụ): Giáng và thăng chức;
③ (Vua) băng hà;
④ Cao;
⑤ Được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao — Lên cao — Cất lên.

Tự hình 4

Dị thể 4

Chữ gần giống 1

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0