Có 18 kết quả:

啮 niết囓 niết捏 niết揑 niết揘 niết撚 niết涅 niết湼 niết篞 niết臬 niết臲 niết苶 niết鎳 niết镍 niết闑 niết陧 niết隉 niết齧 niết

1/18

niết [khiết, ngão]

U+556E, tổng 11 nét, bộ khẩu 口 (+8 nét)
giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của , .

Tự hình 2

Dị thể 7

Bình luận 0

niết [khiết, ngão]

U+56D3, tổng 24 nét, bộ khẩu 口 (+21 nét)
hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắn. Dùng răng mà cắn.

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết

U+634F, tổng 10 nét, bộ thủ 手 (+7 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cấu, véo
2. nắm chặt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nặn, nắn. ◎Như: “niết giáo tử” nắn bánh bột (sủi cảo), “niết nê nhân nhi” nặn hình người đất.
2. (Động) Cấu, véo, nhón. ◎Như: “niết tị tử” nhéo mũi.
3. (Động) Toát ra. ◎Như: “niết nhất bả lãnh hãn” toát mồ hôi lạnh (vì sợ hãi).
4. (Động) Cầm, nắm. ◇Trịnh Quang Tổ : “Yêm niết trụ giá ngọc bội, mạn mạn đích hành tương khứ” , (Trâu Mai Hương , Đệ nhất chiết) Ta cầm lấy cái vòng ngọc, thong thả đi ra.
5. (Động) Bịa đặt, co kéo phụ hội đặt điều, hư cấu. ◇Liêu trai chí dị : “Khủng thị phi chi khẩu niết tạo hắc bạch” (Cát Cân ) Sợ miệng thị phi đặt điều đen trắng.
6. Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Nắm nặn, nắm đất gọi là niết.
② Cùng co kéo phụ hội với nhau cũng gọi là niết. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bóp, nắm;
② Nặn, đắp: Nặn hình người bằng đất;
③ Nặn, bịa đặt;
④ Co kéo phụ hội với nhau. Cv. .

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết [nghễ]

U+63D1, tổng 12 nét, bộ thủ 手 (+9 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cấu, véo
2. nắm chặt

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ “niết” .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ niết .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng các ngón tay mà vê lại, viên lại, vo lại — Cầm. Nắm — Bày đặt ra.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Từ ghép 2

Bình luận 0

niết [hoành]

U+63D8, tổng 12 nét, bộ thủ 手 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cấu, véo
2. nắm chặt

Tự hình 1

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết [nát]

U+6D85, tổng 10 nét, bộ thuỷ 水 (+7 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nhuộm đen

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm thâm. ◇Sử Kí : “Bất viết kiên hồ, ma nhi bất lấn, bất viết bạch hồ, niết nhi bất truy” , , , (Khổng Tử thế gia ) Nói chi cứng chắc, mà mài không mòn, nói chi trắng tinh, mà nhuộm không đen.
2. (Danh) “Niết-bàn” dịch âm tiếng Phạn "nirvāṇa": người tu đã chứng đạo, khi bỏ xác phàm vào nơi không sinh không diệt, sạch hết mọi đường phiền não, cũng gọi là “viên tịch” .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm thắm.
② Niết bàn dịch âm tiếng Phạm là Nirvana: người tu đã chứng đạo, khi bỏ xác phàm vào nơi không sinh không diệt sạch hết mọi đường phiền não, cũng gọi là viên tịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Nhuộm đen;
niết bàn [nièpán] (tôn) Nát bàn, niết bàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm đen. Nhuộm màu đậm — Lấy đi. Bế tắc — Cũng viết . Cũng đọc Nát. Xem Nát bàn. vần Nát.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết [nát]

U+6E7C, tổng 12 nét, bộ thuỷ 水 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

nhuộm đen

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Niết .

Tự hình 1

Dị thể 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết

U+7BDE, tổng 16 nét, bộ trúc 竹 (+10 nét)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại ống sáo bằng trúc, nhạc khí thời cổ.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

niết [nghiệt]

U+81EC, tổng 10 nét, bộ tự 自 (+4 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

cái ngưỡng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đích bắn, bia. ◇Trương Hành : “Đào hồ cức thỉ, sở phát vô nghiệt” , (Đông Kinh phú ) Cung bằng gỗ đào tên bằng cành gai, bắn không có đích.
2. (Danh) Cây tiêu ngày xưa dùng đo bóng mặt trời để tính thời gian. ◎Như: “khuê nghiệt” .
3. (Danh) Tiêu chuẩn, mục tiêu. ◇Chương Bỉnh Lân : “Chiêu tuyên Đại Thừa, dĩ thống nhất Phật giáo quốc dân vi nghiệt” , (Tống Ấn Độ Bát La Hãn Bảo thập nhị quân tự ) Hoành dương Đại Thừa, lấy sự thống nhất Phật giáo cho dân trong nước làm mục tiêu.
4. (Danh) Phép tắc, hình luật. ◇Thượng Thư : “Ngoại sự, nhữ trần thì nghiệt” , (Khang cáo ) Việc ngoài (đối với chư hầu), ngươi cứ theo phép tắc hiện hành.
5. (Danh) Cùng tận, cực hạn, chung cực. ◇Vương Xán : “Kì thâm bất trắc, kì quảng vô nghiệt” , (Du hải phú ) Chiều sâu của nó không lường, bề rộng của nó không cùng tận.
6. (Danh) Cọc gỗ bên cạnh thuyền để đặt mái chèo. ◇Thẩm Quát : “Như nhân diêu lỗ, nghiệt vi chi ngại cố dã” , (Mộng khê bút đàm ) Như người quẫy mái chèo, cái giá mái chèo là nguyên nhân làm trở ngại vậy.
7. § Ta quen đọc là “niết”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ngưỡng cửa.
② Phép. Như khuê nghiệt cái đồ lường bóng mặt trời để biết cao thấp. Vì thế nên khuôn phép để noi mà làm việc gọi là khuê nghiệt. Về bên toà án gọi là nghiệt ti cũng là noi nghĩa ấy cả. Ta quen đọc là chữ niết.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Ngưỡng cửa;
② Bia (bắn súng);
② Tiêu chuẩn, chuẩn, mẫu, khuôn phép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đích để nhắm bắn — Mực thước để theo — Pháp luật — Rất. Lắm.

Tự hình 3

Dị thể 3

Từ ghép 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết

U+81F2, tổng 16 nét, bộ tự 自 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: ngột niết )

Từ điển trích dẫn

1. § Xem “ngột niết” .

Từ điển Trần Văn Chánh

niết ngộ [nièwù] (văn) Không yên ổn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động. Không yên.

Tự hình 1

Dị thể 2

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết

U+82F6, tổng 8 nét, bộ thảo 艸 (+5 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

mệt mỏi, bơ phờ, phờ phạc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mệt mỏi, bơ phờ. ◇Trang Tử : “Niết nhiên bì dịch nhi bất tri kì sở quy” (Tề vật luận ) Mệt mỏi nhọc nhằn mà không biết mình về đâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Niết nhiên nhọc thừ, mệt mỏi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mệt mỏi, bơ phờ, phờ phạc.

Tự hình 1

Dị thể 5

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

niết

U+93B3, tổng 18 nét, bộ kim 金 (+10 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

kền, niken, Ni

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kền, nguyên tố hóa học (niccolum, Ni), một loài kim lấy ở mỏ, sắc trắng như bạc, không hay rỉ, dùng để mạ đồ rất đẹp. ◎Như: “độ niết” mạ kền.

Từ điển Thiều Chửu

① Kền (Niccolum, Ni), một loài kim lấy ở mỏ, sắc trắng như bạc, không hay rỉ, dùng để mạ đồ rất đẹp. Như độ niết mạ kền.

Từ điển Trần Văn Chánh

(hoá) Niken, kền (Niccolum, kí hiệu Ni): Mạ kền, mạ niken.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất kền, tức Nickel.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

niết

U+954D, tổng 15 nét, bộ kim 金 (+10 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

kền, niken, Ni

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

(hoá) Niken, kền (Niccolum, kí hiệu Ni): Mạ kền, mạ niken.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

niết

U+95D1, tổng 18 nét, bộ môn 門 (+10 nét)
phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đố giữa cửa, cái dõi cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đố giữa cửa, cái dõi cửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đố giữa cửa, cái dõi cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thanh gỗ ở hai bên cửa cái, cây đố giữa cửa, cây dõi cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chốt cài cửa.

Tự hình 2

Dị thể 4

Bình luận 0

niết

U+9667, tổng 9 nét, bộ phụ 阜 (+7 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: ngột niết ,)

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ “niết” .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 1

Bình luận 0

niết

U+9689, tổng 11 nét, bộ phụ 阜 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

(xem: ngột niết ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) § Xem “ngột niết” .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngột niết nguy ngập. Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểm trở.

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 2

Bình luận 0

niết [khiết]

U+9F67, tổng 21 nét, bộ xỉ 齒 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇Liễu Tông Nguyên : “Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả” , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇Pháp Hoa Kinh : “Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ” , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇Hoài Nam Tử : “Kiếm chi chiết tất hữu niết” (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là “khiết”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắn. Dùng răng mà cắn — Thiếu đi. Sứt đi.

Tự hình 1

Dị thể 12

Chữ gần giống 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0