Có 20 kết quả:

乜 khiết咭 khiết啮 khiết喫 khiết嚙 khiết囓 khiết契 khiết慊 khiết挈 khiết朅 khiết洁 khiết潔 khiết猰 khiết瘈 khiết瘛 khiết絜 khiết緳 khiết鍥 khiết锲 khiết齧 khiết

1/20

khiết [, mị]

U+4E5C, tổng 2 nét, bộ ất 乙 (+1 nét)
phồn & giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. nheo mắt, lim dim mắt
2. họ Khiết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nheo mắt, lim dim mắt.
2. (Động) Nhìn nghiêng, nhìn xéo.
3. (Trợ) Gì, cái gì (phương ngôn). § Cũng như “thập ma” .
4. (Tượng thanh) Tiếng khóc.
5. (Danh) Họ “Khiết”.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Khiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

khiết tà [miexie] ① Nheo mắt (tỏ ý coi khinh hoặc bất mãn): Cặp mắt lão ta nheo nheo, đuôi mắt đượm vẻ cười chế nhạo;
② Lim dim: Cặp mắt lim dim. Xem [Niè].

Tự hình 2

Bình luận 0

khiết [cật, ]

U+54AD, tổng 9 nét, bộ khẩu 口 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chuột kêu — Tiếng cười khúc khích — Một âm là Cật.

Tự hình 2

Dị thể 1

Bình luận 0

khiết [ngão, niết]

U+556E, tổng 11 nét, bộ khẩu 口 (+8 nét)
giản thể, hội ý

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển phổ thông

cắn, gặm

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của , .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cắn, gặm, gặm nhấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắn;
② Gặm, ăn mòn;
③ Khuyết, sứt.

Tự hình 2

Dị thể 7

Bình luận 0

khiết

U+55AB, tổng 12 nét, bộ khẩu 口 (+9 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn uống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ăn uống. ◇Thủy hử truyện : “Điếm gia thiết nhất bàn thục ngưu nhục, năng nhất hồ nhiệt tửu, thỉnh Lâm Xung khiết” , , (Đệ thập hồi) Nhà quán thái một đĩa thịt bò chín, hâm một hồ rượu nóng, mời Lâm Xung ăn uống.
2. (Động) Nhận chịu. ◎Như: “khiết khuy” chịu thiệt, “khiết khẩn” gắng chịu. ◇Quan Hán Khanh : “Khiết đả khiết mạ, thiên tân vạn khổ” , (Ngũ Hầu Yến ) Chịu đánh chịu mắng, muôn đắng nghìn cay.

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn uống.
② Nhận vào, như chịu thiệt gọi là khiết khuy , gắng sức không rời là khiết khẩn , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Ăn uống;
② Nhậm chịu: Chịu thiệt, chịu lỗ; Chịu đựng riết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ vào miệng nhai mà ăn — Bị. Nhận chịu.

Tự hình 2

Dị thể 7

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết [ngão, niết]

U+56D3, tổng 24 nét, bộ khẩu 口 (+21 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

cắn, gặm

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ “khiết” .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ khiết .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết [khất, khế, tiết]

U+5951, tổng 9 nét, bộ đại 大 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. xa cách
2. (xem: khiết đan )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khắc, chạm. § Ngày xưa, dùng dao khắc mai rùa để bói, gọi là “khế” .
2. (Động) Đẽo, cắt, vạch. ◎Như: “khế chu cầu kiếm” khắc thuyền tìm gươm.
3. (Động) Ước định, kết minh.
4. (Động) Hợp, thích hợp. ◎Như: “tương khế” hợp ý nhau. ◇Tân Đường Thư : “Kì dụng binh đa trù toán, liệu địch ứng biến, giai khế sự cơ” , , (Lí Tích truyện ).
5. (Động) Cảm thông.
6. (Động) Đến, đạt tới.
7. (Động) Hiểu, lĩnh ngộ. ◇Trương Thương Anh : “Khế chân đạt bổn, nhập thánh siêu phàm” , (Hộ pháp luận ).
8. (Động) Cắt đứt.
9. (Danh) Đồ đốt mai rùa để bói.
10. (Danh) Phiếm chỉ dụng cụ để đẽo, gọt.
11. (Danh) Văn tự khắc trên mai rùa hoặc xương thú. § Còn gọi là “giáp cốt văn” , “quy giáp văn tự” , “khế văn” , v.v.
12. (Danh) Binh phù. § Ngày xưa võ tướng ra mệnh lệnh dùng phù hiệu làm tin gọi là “binh phù” . ◇Đường Thái Tông : “Chấp khế định tam biên, Trì hành lâm vạn tính” , (Chấp khế định tam biên ).
13. (Danh) Hợp đồng, văn kiện (dùng làm bằng). § Ngày xưa, một tờ giấy viết, xé đôi ra, mỗi người giữ một mảnh gọi là “khế”, tức như giấy hợp đồng bây giờ. ◎Như: “địa khế” hợp đồng về đất đai, “phòng khế” hợp đồng về phòng ốc.
14. (Danh) Bạn bè tương đầu ý hợp. ◇Vũ Nguyên Hành : “Tùng quân tự cổ đa niên khế” (Chí Lịch Dương ) Tùng trúc từ xưa là bạn chí thú nhiều năm với nhau.
15. (Danh) Lượng từ: bộ, thiên (kinh, sách).
16. Một âm là “tiết”. (Danh) Ông “Tiết” là bầy tôi vua “Thuấn” và là tổ nhà “Thương” .
17. Lại một âm là “khiết”. (Động) Nắm, giữ, lấy.
18. (Động) § Xem “khiết khoát” .
19. Lại một âm nữa là “khất”. (Danh) § Xem “Khất Đan” .

Từ điển Thiều Chửu

① Ước, làm văn tự để tin gọi là khế.
② Hợp, một cái giấy viết làm hai mảnh, xé đôi ra, mỗi người giữ một mảnh gọi là khế, tức như giấy hợp đồng bây giờ.
③ Ý chí hợp nhau gọi là tương khế .
④ Ðồ đốt mai rùa để bói.
⑤ Một âm là tiết. Ông Tiết là bầy tôi vua Thuấn và là tổ nhà Thương.
⑥ Lại một âm là khiết. Khiết khoát nhọc nhằn. Bạn bè xa cách nhau cũng gọi là khiết khoát.
⑦ Lại một âm nữa là khất. Khất đan tên một nước nhỏ ngày xưa, thuộc tỉnh Trực-lệ bây giờ. sau đổi là nước Liêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Xa cách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa ra. Đưa lên — Khắc sâu vào — Các âm khác là Kiết, Khế.

Tự hình 4

Dị thể 13

Chữ gần giống 2

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết [khế, kiết]

U+6308, tổng 10 nét, bộ thủ 手 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. xa cách
2. (xem: khiết đan )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đề ra, nêu lên. ◎Như: “đề cương khiết lĩnh” nêu lên những điểm mấu chốt.
2. (Động) Mang, xách. ◇Liêu trai chí dị : “Tắc kiến nhất kim giáp sứ giả, hắc diện như tất, oản tỏa khiết chùy” 使, , (Họa bích ) Thì thấy một sứ giả mặc áo giáp vàng, mặt đen như than, cầm xích mang vồ.
3. (Động) Dìu, dẫn, dắt. ◎Như: “phù lão khiết ấu” dìu già dắt trẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mang, xách.
② Ðặc biệt.
③ Một âm là khế. Cùng nghĩa với chữ khế .
④ Thiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nêu: Nêu lên những điểm chính (mấu chốt);
② Cầm, mang, xách;
③ Dắt, dẫn, dìu: Dìu già dắt trẻ;
④ (văn) Đặc biệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩa như chữ Khiết .

Tự hình 2

Dị thể 3

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết

U+6705, tổng 14 nét, bộ viết 曰 (+10 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi
2. vạm vỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, bỏ đi. ◇Lã Thị Xuân Thu : “Phú quý phất tựu nhi bần tiện phất khiết” (Sĩ dong ) Giàu sang chẳng tìm đến, nghèo hèn chẳng bỏ đi.
2. (Tính) Oai võ, hùng tráng.
3. (Phó) Sao mà. § Thông “hạt” .
4. (Phó) Sao không? § Thông “hạp” .
5. (Trợ) Dùng làm phát ngữ từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði, như khiết lai đi lại.
② Vạm vỡ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Đi: Đi lại;
② Vạm vỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ đi — Vẻ mạnh mẽ.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết

U+6D01, tổng 9 nét, bộ thuỷ 水 (+6 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

trong sạch

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch, trong sạch: sạch sẽ: Tấm lòng trong trắng;
② (văn) Làm cho sạch, giữ mình trong sạch: Muốn giữ cho mình trong sạch mà làm loạn đại luân (Luận ngữ);
③ (văn) Sửa trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 7

Từ ghép 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết

U+6F54, tổng 15 nét, bộ thuỷ 水 (+12 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

trong sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sạch, trong. ◎Như: “tinh khiết” trong sạch. ◇Vương Bột : “Thị tri nguyên khiết tắc lưu thanh, hình đoan tắc ảnh trực” , (Thượng lưu hữu tương thư ) Mới biết rằng nguồn sạch thì dòng nước trong, hình ngay thì bóng thẳng.
2. (Tính) Trong sạch, thanh liêm, đoan chính. ◎Như: “liêm khiết” thanh bạch, không tham lam.
3. (Động) Làm cho sạch. ◎Như: “khiết tôn” rửa sạch chén (để đón tiếp khách, ý nói rất tôn kính).
4. (Động) Sửa trị, tu dưỡng. ◎Như: “khiết thân” sửa mình, làm cho mình trong sạch tốt đẹp. ◇Trang Tử : “Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh” , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ hôn ám, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Thanh khiết.
② Giữ mình thanh bạch không thèm làm các sự phi nghĩa gọi là khiết.
③ Sửa trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch, trong sạch: sạch sẽ: Tấm lòng trong trắng;
② (văn) Làm cho sạch, giữ mình trong sạch: Muốn giữ cho mình trong sạch mà làm loạn đại luân (Luận ngữ);
③ (văn) Sửa trị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong — Sạch sẽ — Làm cho tốt đẹp.

Tự hình 3

Dị thể 5

Chữ gần giống 3

Từ ghép 10

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết [khế, xiết]

U+7608, tổng 14 nét, bộ nạch 疒 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

co quắp, co rút

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh điên dại. Td: Khiết cẩu ( chó dại ).

Tự hình 1

Dị thể 2

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

khiết [xiết]

U+761B, tổng 15 nét, bộ nạch 疒 (+10 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

co quắp, co rút

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gân mạch co quắp. ◎Như: “xiết túng” bệnh động kinh hay kinh phong (cũng phiếm chỉ chân tay co quắp), “túng xiết” bệnh sài của trẻ con.
2. § Cũng viết là “xiết” . Tục đọc là “khiết”.

Từ điển Thiều Chửu

① Co quắp, gân mạch co rút lại gọi là xiết.
② Xiết túng bệnh sài trẻ con. Cũng viết là xiết . Tục đọc là khiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Chứng co quắp;
② Bệnh sài (ở trẻ con).

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 2

Bình luận 0

khiết [hiệt, kiết]

U+7D5C, tổng 12 nét, bộ mịch 糸 (+6 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

sạch sẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trong sạch, thanh liêm. ◇Trang Tử : “Kì vi nhân kiết liêm thiện sĩ dã” (Từ Vô Quỷ ) Ông ấy là người liêm khiết, bậc hiền sĩ.
2. (Động) Rửa sạch. § Cũng như chữ . ◇Thi Kinh : “Kiết nhĩ ngưu dương, Dĩ vãng chưng thường” , (Tiểu nhã , Sở tì ) Rửa sạch bò dê của ngươi, Đề làm lễ tế mùa đông và mùa thu.
3. (Động) Sửa sang. ◇Văn tuyển : “Cố toại kiết kì y phục” (Lí khang , Vận mệnh luận ) Cho nên bèn sửa sang quần áo.
4. Một âm là “hiệt”. (Động) Đo lường. ◇Trang Tử : “Tượng Thạch chi Tề, chí ư Khúc Viên, kiến lịch xã thụ, kì đại tế sổ thiên ngưu, hiệt chi bách vi” , , , , (Nhân gian thế ) Một người thợ mộc tên Thạch, sang nước Tề, đến Khúc Viên, thấy cây lịch ở nền xã (thần đất), nó lớn che được được cả ngàn con bò, đo nó trăm vi.
5. (Động) Thẩm độ, so sánh, cân nhắc. ◇Lễ Kí : “Thị dĩ quân tử hữu hiệt củ chi đạo” (Đại Học ) Vì thế người quân tử có cái đạo thẩm độ.
6. Ta quen đọc là “khiết”.

Từ điển Thiều Chửu

① Sạch sẽ.
② Một âm là hiệt. Ðo, độ. Sách Ðại Học có câu: Thị dĩ quân tử hữu hiệt củ chi đạo vì thế nên người quân tử có cái đạo đo vuông. Ta quen đọc là khiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Sạch sẽ. Như.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khiết .

Tự hình 4

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

khiết

U+7DF3, tổng 15 nét, bộ mịch 糸 (+9 nét)
hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái quai dép.

Tự hình 1

Bình luận 0

khiết

U+9365, tổng 17 nét, bộ kim 金 (+9 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. cái liềm
2. cắt đứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khắc. ◎Như: “khiết kim ngọc” chạm ngọc trổ vàng.
2. (Động) Cắt đứt.
3. (Danh) Cái liềm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ khắc . Khiết kim ngọc chạm ngọc trổ vàng.
② Cái liềm.
③ Cắt đứt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Chạm trổ: Chạm ngọc trổ vàng;
② Cái liềm;
③ Cắt đứt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái liềm để cắt cỏ — Lấy mũi dao khắc vào.

Tự hình 2

Dị thể 4

Chữ gần giống 3

Bình luận 0

khiết

U+9532, tổng 14 nét, bộ kim 金 (+9 nét)
giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

1. cái liềm
2 cắt đứt

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Chạm trổ: Chạm ngọc trổ vàng;
② Cái liềm;
③ Cắt đứt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 3

Bình luận 0

khiết [niết]

U+9F67, tổng 21 nét, bộ xỉ 齒 (+6 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇Liễu Tông Nguyên : “Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả” , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇Pháp Hoa Kinh : “Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ” , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇Hoài Nam Tử : “Kiếm chi chiết tất hữu niết” (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là “khiết”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắn;
② Gặm, ăn mòn;
③ Khuyết, sứt.

Tự hình 1

Dị thể 12

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0