Có 15 kết quả:

含 hám咸 hám唅 hám喊 hám噉 hám壏 hám感 hám憨 hám憾 hám撼 hám涵 hám譀 hám闞 hám阚 hám鬫 hám

1/15

hám [ham, hàm]

U+5505, tổng 10 nét, bộ khẩu 口 (+7 nét)
phồn thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm. § Thông “hàm” .
2. (Động) Ngày xưa lấy châu, ngọc, gạo ... bỏ vào mồm người chết gọi là “hám”.
3. (Danh) Vật bỏ trong mồm.
4. § Cũng đọc là “hàm”.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám [hảm]

U+558A, tổng 12 nét, bộ khẩu 口 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển phổ thông

kêu gào

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi lớn lên. Kêu to lên.

Tự hình 2

Dị thể 7

Chữ gần giống 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám [đạm]

U+5649, tổng 14 nét, bộ khẩu 口 (+11 nét)
phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vào miệng mà ăn — Ham thích.

Tự hình 1

Dị thể 1

Chữ gần giống 3

Từ ghép 1

Bình luận 0

hám

U+58CF, tổng 17 nét, bộ thổ 土 (+14 nét)

hám [cảm]

U+611F, tổng 13 nét, bộ tâm 心 (+9 nét)
phồn & giản thể, hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎Như: “cảm động” xúc động. ◇Dịch Kinh : “Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình” (Hàm quái ) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎Như: “cảm nhiễm” bị lây, truyền nhiễm. ◇Hồng Lâu Mộng : “Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn” , (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎Như: “thâm cảm bất an” cảm thấy thật là không yên lòng, “thân thể ngẫu cảm bất thích” bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇Dịch Kinh : “Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh” (Hàm quái ) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇Đào Uyên Minh : “Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu” , (Quy khứ lai từ ) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇Đỗ Phủ : “Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm” , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎Như: “cảm ân” , “cảm kích” .
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎Như: “khoái cảm” cảm giác thích sướng, “hảo cảm” cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎Như: “u mặc cảm” óc khôi hài, “trách nhậm cảm” tinh thần trách nhiệm, “tự ti cảm” tự ti mặc cảm.
9. Một âm là “hám”. § Thông “hám” .
10. § Thông “hám” .

Tự hình 4

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám [ham, hàm]

U+61A8, tổng 15 nét, bộ tâm 心 (+11 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển Thiều Chửu

① Ngu si.
② Một âm là hám. Hại, quả quyết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngây ngô, ngốc ngếch, ngu si, ngu khờ, đần độn: Đầu óc đần độn, ngốc nga ngốc nghếch;
② Ngây thơ, thơ dại, mộc mạc, ngay thẳng: Dáng điệu ngây thơ dễ thương;
③ [Han] (Họ) Ham.

Tự hình 2

Dị thể 6

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám [đảm]

U+61BE, tổng 16 nét, bộ tâm 心 (+13 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

ăn năn, hối hận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự hối tiếc, niềm ăn năn. ◎Như: “di hám” ân hận. ◇Nguyễn Du : “Bình sinh trực đạo vô di hám” (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Bình sinh theo đường ngay, lòng không có gì hối tiếc.
2. (Danh) Chỉ người mang lòng oán hận. ◇Tả truyện : “Nhị hám vãng hĩ, phất bị, tất bại” , , (Tuyên Công thập nhị niên ).
3. (Động) Giận, oán hận. ◇Lưu Nghĩa Khánh : “Kí hoàn, tri mẫu hám chi bất dĩ, nhân quỵ tiền thỉnh tử” , , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ).
4. (Tính) Hối hận, không vừa ý. ◎Như: “hám sự” .
5. Một âm là “đảm”. (Tính) Bất an, không yên. ◎Như: “đảm sảng” thương xót không yên lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận, ăn năn.
② Thù giận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiếc, đáng tiếc, hối tiếc, hối hận, ăn năn, (thiếu) sót: Lấy làm đáng tiếc; Thiếu sót; Đáng tiếc;
② (văn) Giận, thù giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận ghét — Không được vừa lòng.

Tự hình 2

Chữ gần giống 5

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám

U+64BC, tổng 16 nét, bộ thủ 手 (+13 nét)
phồn & giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

lay, động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lay, rung, dao động. ◎Như: “thanh đình hám thạch trụ” chuồn chuồn lay cột đá (nói những người không biết tự lượng sức mình). ◇Nguyễn Trãi : “Tây phong hám thụ hưởng đề tranh” 西 (Thu dạ khách cảm ) Gió tây rung cây âm vang như tiếng vàng tiếng sắt.
2. (Động) Khuyến khích, cổ động, xúi giục. § Cũng như “túng dũng” .

Từ điển Thiều Chửu

① Lay, như nói những người không biết tự lường sức mình gọi là thanh đình hám thạch trụ chuồn chuồn lay cột đá.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lay, rung: Rung chuyển trời đất; Chuồn chuồn đòi lay cột đá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động. Làm cho lung lay — Rung động trong lòng.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 5

Từ ghép 2

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám [hàm]

U+6DB5, tổng 11 nét, bộ thuỷ 水 (+8 nét)
hình thanh & hội ý

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều ao hồ sông nước (đất, địa phương).
2. (Động) Thấm nhuần, tẩm nhuận. ◇Vương An Thạch : “Uy gia chư bộ phong sương túc, Huệ tẩm liên doanh vũ lộ hàm” , (Tống Giang Ninh Bành cấp sự phó khuyết ).
3. (Động) Dung nạp, bao dung. ◎Như: “hải hàm” độ lượng lớn lao. ◇Đỗ Mục : “Giang hàm thu ảnh nhạn sơ phi, Dữ khách huề hồ thượng thúy vi” , (Cửu nhật tề an đăng cao ).
4. (Động) Chìm, ngâm. ◎Như: “hàm yêm” .
5. (Danh) Tiếng gọi tắt của “hàm đỗng” cống ngầm. ◎Như: “kiều hàm” cầu cống (nói chung).
6. Một âm là “hám”. (Động) Nước vào thuyền.

Tự hình 4

Dị thể 7

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám

U+8B40, tổng 18 nét, bộ ngôn 言 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói láo. Nói quá sự thật.

Tự hình 2

Dị thể 3

Chữ gần giống 3

Bình luận 0

hám [giảm, hảm, khám]

U+95DE, tổng 19 nét, bộ môn 門 (+11 nét)
phồn thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

dòm ngó

Từ điển Thiều Chửu

① Dòm ngó.
② Một âm là giảm. Tiếng hổ gầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dữ — Một âm là Khám. Xem Khám.

Tự hình 2

Dị thể 4

Một số bài thơ có sử dụng

Bình luận 0

hám [giảm, hảm, khám]

U+961A, tổng 14 nét, bộ môn 門 (+11 nét)
giản thể, hình thanh

Từ điển phổ thông

dòm ngó

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Giận hằm hằm;
② (Thú vật) gầm hét (vì giận).

Tự hình 2

Dị thể 2

Bình luận 0

hám [hảm]

U+9B2B, tổng 21 nét, bộ đấu 鬥 (+11 nét)
phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hằm hằm, giận dữ

Từ điển Thiều Chửu

① Hằm hằm, giận dữ.
② Giống thú phát khùng gầm thét cũng gọi là hám.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) ① Giận hằm hằm;
② (Thú vật) gầm hét (vì giận).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng cọp gầm. Tiếng thú gầm thét.

Tự hình 1

Dị thể 1

Bình luận 0